` 6 cách giúp bạn hứng thú hơn trong công việc - MaCi Care MaCi Care

16 tháng 11, 2022

0

YÊU THƯƠNG TỰ THÂN

6 cách giúp bạn hứng thú hơn trong công việc

  • Share on Facebook
  • Copy link
6 cách giúp bạn hứng thú hơn trong công việc

     Nếu việc đi làm mỗi buổi sáng khiến bạn cảm thấy chán nản thì điều sẽ này ảnh hưởng không nhỏ đến niềm vui và cảm nhận hạnh phúc của bạn. Ngay cả những người có niềm đam mê trong công việc thi thoảng cũng thấy buồn chán, thất vọng hay không hài lòng với một số khía cạnh trong công việc của mình. Ngoài ra, nhiều người khác cảm thấy kiệt sức hay không hài lòng với văn hóa làm việc của công ty họ.  Bạn sẽ làm gì nếu không hài lòng với công việc hiện tại? Tất nhiên giải pháp là bạn có thể cân nhắc thay đổi công việc, nhưng giải pháp này không phải lúc nào cũng là một lựa chọn.

 

Qua đây có một số phương pháp bạn có thể áp dụng giúp cho công việc hiện tại trở nên tốt hơn.

 

 Tập trung vào điều tích cực

 

 Ngay cả khi trong công việc có những khía cạnh khiến bạn cảm thấy tiêu cực , chỉ cần tập trung vào những điều mình yêu thích, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn trong công việc.

 

• Nhiệm vụ công việc nào bạn thấy thú vị nhất?

• Liệu có việc nào đó mà bạn muốn làm nhiều hơn trong công việc của mình?

• Bạn học được gì từ công việc của mình?

 

Nhân tiện bạn thử liệt kê một vài nhiệm vụ bạn thấy hứng thú thực hiện trong công việc đang đảm nhiệm. Hãy tận dụng những mặt này như một động lực giúp bạn phát triển ngày một chuyên nghiệp hơn. Giả sử có một số nhiệm vụ trong công việc bạn thích làm hơn những nhiệm vụ khác thì liệu bạn có thể thực hiện các công việc đó thường xuyên hơn không? Còn không, hãy cho bản thân có cơ hội trải nghiệm những thử thách mới cũng là giải pháp giúp cho công việc bạn đang làm thú vị hơn và cho bản thân có cơ hội học hỏi những điều mới. Ngay cả khi bạn không có ý định gắn bó lâu dài với công việc hiện tại, thì đó vẫn là cơ hội để bạn học hỏi, phát triển và khám phá ra các hướng đi ở ngành nghề khác.

 

Bắt đầu một ngày mới với thái độ tích cực

 

Nghiên cứu cho thấy rằng khi người lao động bắt đầu ngày mới với tâm trạng vui vẻ có xu hướng làm việc hiệu quả và tích cực hơn trong ngày hôm ấy. Ngược lại, nếu bạn bắt đầu ngày mới với một tâm trạng tiêu cực hoặc tinh thần mệt mỏi, thì những ngày còn lại có thể cũng sẽ như vậy. Nếu bạn ít có khả năng thay đổi công việc của mình, vậy hãy chắc chắn rằng có gì đó thú vị mà bạn luôn chờ đón vào mỗi sáng:

 

 • Trên đường đi làm bạn hãy thử nghe podcast mà mình yêu thích.

• Dành ra vài phút để bản thân tận hưởng không khí trong lành bên ngoài.

• Thưởng thức một thứ gì đó bạn yêu thích như một tách cà phê hay tách trà.

 

Chỉ cần thực hiện vài nghi lễ vào mỗi sáng cũng giúp cho cơ thể bạn cảm thấy thoải mái và tâm trí bình an trước khi bắt đầu ngày làm việc.

 

Tránh suy nghĩ tiêu cực

 

Ngay cả khi bạn yêu thích công việc đang làm, nhưng nếu làm việc trong môi trường độc hại cũng làm cho bạn thấy không hài lòng và lo lắng. Trong trường hợp không thể thay đổi văn hóa công ty, thì có một số cách giúp cho môi trường làm việc có xu hướng phát triển tốt hơn. Bạn có thể xem xét một số cách dưới đây:

 

 • Không ngồi lê đôi mách tại nơi làm việc

• Tập trung vào việc giúp đỡ đồng nghiệp hơn là cạnh tranh với họ

• Cố gắng đổi hướng những cuộc trò chuyện mang tính tiêu cực

• Khi làm việc tập trung vào giải quyết vấn đề hơn là phàn nàn về nó.

 

 Đặc biệt, khi nhận ra có một số đồng nghiệp trong công ty cố ý hạ thấp hoặc làm cho bạn có những hành vi cư xử không tốt, tuyệt đối tránh xa họ.

 

 Thay đổi khi có cơ hội

 

Thật khó để cảm thấy hài lòng trong công việc khi những nhiệm vụ bạn làm hàng ngày không phù hợp với tính cách và sở thích của bản thân. Chẳng hạn, nếu là người thích làm việc độc lập, bạn sẽ thấy không thoải mái khi phải làm việc theo nhóm một cách thường xuyên.

 

Mặc dù không thể thay đổi tính chất công việc, nhưng chúng ta có thể tìm cách để điều chỉnh công việc sao cho phù hợp với mong đợi của bản thân. Ví dụ: Bạn phù hợp với cách làm việc độc lập nhưng đồng thời cũng muốn gia tăng sự tương tác với người khác, thi thoảng bạn nên tham gia vào những dự án làm việc nhóm hay chuyển không gian làm việc đến khu vực giúp bạn có cơ hội nói chuyện với đồng nghiệp thường xuyên hơn.

 

Những phương pháp trên không chỉ giảm thiểu tình trạng kiệt sức mà còn có thể giúp chúng ta gia tăng sự an lạc, có thêm động lực và hứng thú với công việc đang làm.

 

Cá nhân hoá không gian làm việc

 

Nếu điều kiện cho phép, bạn có thể thiết kế không gian làm việc, nó có tác động tích cực đến tâm lý của bạn. Chỉ cần thay đổi những chi tiết nhỏ cũng giúp cho tâm trạng bạn cảm thấy tốt hơn khi bạn dành phần lớn thời gian trong ngày của mình tại nơi này.

 

Nghiên cứu cho thấy rằng những người làm việc trong văn phòng không có không gian riêng cảm thấy ít động lực hơn, giảm năng suất, giảm khả năng tập trung và tăng mức độ căng thẳng. Khi không gian làm việc thiếu sự riêng tư sẽ tác động đến người lao động làm giảm khả năng tập trung vào công việc bởi tiếng ồn bên ngoài, họ chú ý đến những bất lợi đó hơn là tập trung vào công việc.

 

Thật vậy, chỉ cần một thay đổi nhỏ cho không gian làm việc cũng giúp bạn cảm thấy thú vị với công việc của mình. Cho dù bạn làm việc ở đâu, điều quan trọng là:

 

• Khu vực làm việc an toàn, được thiết kế một cách khoa học

• Nơi làm việc đủ ánh sáng

• Nhiệt độ trong phòng điều chỉnh phù hợp

 

Một số người có thể làm tại nhà, nếu ngân sách không cho phép, thì cũng khuyến khích bạn nên trang trí khu vực làm việc của mình dù chỉ là một số vật dụng, nó giúp cho bạn thấy hứng thú và có động lực hơn trong công việc. Tập trung giữ cho không gian làm việc của bạn tiện nghi, chuyên nghiệp, gọn gàng và đúng chức năng.

 

Trong trường hợp không gian làm việc khó thay đổi được, chẳng hạn như trong cửa hàng bán lẻ hoặc nhà kho, thì sẽ có ít lựa chọn để thay đổi hơn.Mặc dù vậy, chỉ là một số thay đổi nhỏ như cất vật dụng cá nhân vào tủ hay trong khu vực nghỉ ngơi của nhân viên cũng có thể mang lại cảm giác thoải mái và giúp giảm căng thẳng khi làm việc.

 

 Tìm ra ý nghĩa trong công việc

 

Để có thêm nỗ lực phấn đấu trong công việc, chúng ta cần tìm ra mục đích làm việc. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người nhận thấy công việc họ đang làm mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp sẽ thúc đẩy họ làm việc hiệu quả hơn. Sau đây là một số cách giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong công việc:

 

 • Xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp và khách hàng

• Tập trung vào một số lý do tại sao bạn làm việc như: chu cấp cho gia đình hay để tiết kiệm cho tương lai

• Công việc bạn đang làm đã mang lại lợi ích cho cộng đồng như thế nào.

 

Bạn không nhất thiết phải là người thay đổi thế giới thì mới cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa. Đơn giản, nó có thể là sự đóng góp nhỏ của bản thân cho gia đình, cho cộng đồng hay cho xã hội, miễn sao nó mang lại niềm vui và mục đích sống cho bạn.

 

Kết luận

 

Thực tế cho thấy hiện nay nhiều người đang phải đối mặt với vấn đề không hài lòng với công việc mình đang làm. Một cuộc khảo sát của Gallup cho thấy 13% người lao động ở Hoa Kỳ cảm thấy không thực sự gắn kết với công việc của họ.

 

Cho dù mục tiêu cuối cùng của bạn là chuyển sang một vị trí mới hay thay đổi công việc khác tốt hơn, nhưng lúc này vẫn có giải pháp giúp bạn hoàn thành công việc một cách dễ dàng hơn. Giả sử bạn chưa có cơ hội để thay đổi việc làm và bạn cũng không thể kiểm soát đồng nghiệp thôi ngồi lê đôi mách cũng như không có khả năng cải thiện môi trường làm việc độc hại thì bạn có thể kiểm soát cách phản ứng của mình trước những sự việc này. Tìm cách để bản thân cảm thấy tốt hơn về công việc hiện tại cũng góp phần mang đến cho bạn cuộc sống hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và hài lòng hơn.

 

Nguồn: How To Feel Better About Your Job - Very Well Mind

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link
Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần