` Chấm dứt tình trạng nghiện - MaCi Care MaCi Care
background-image

Sức khỏe tinh thần A-Z

Chấm dứt tình trạng nghiện

1. Liệu tôi có phải dừng uống mãi mãi?

Cai rượu (tức ngừng uống rượu hoàn toàn) là cách tiếp cận chủ đạo đã có từ lâu để chấm dứt cơn nghiện rượu. Nhóm Alcoholics Anonymous (AA) chỉ là mạng lưới lớn nhất và nổi tiếng nhất mà bạn có thể tìm thấy nhiều sự hỗ trợ cho việc cai rượu.

Điều đó không có nghĩa cai, hoặc kiêng khem, là giải pháp duy nhất. Có nhiều giải pháp thay thế khác thuộc một triết lý mà chúng tôi gọi là “giảm thiểu tác hại” - lý thuyết này cho rằng việc giúp ai đó dừng việc uống ít rượu lại sẽ hiệu quả hơn là không làm gì cả. Bạn sẽ nghe rất nhiều về các phương pháp đề xuất sự điều độ trong các nhóm này.

Con người thay đổi trong suốt cuộc đời của họ. Có thể năm 16 tuổi không tuần nào bạn không say xỉn, nhưng ở độ tuổi 30, bạn có thể nâng ly rượu sâm panh trong đám cưới của mình và đặt nó lại trên bàn.

Điều bạn thực sự muốn làm ở đây là tự hỏi bản thân. Điều độ có phải là giải pháp phù hợp không, hay bạn đang cố gắng thoát khỏi việc thực sự chữa lành bản thân và thay đổi? Nhiều người muốn cắt giảm việc uống rượu sẽ bắt đầu bằng cách nói: “Ồ, tôi không muốn ngừng uống hoàn toàn. Tôi muốn có thể uống một vài cốc bia lúc này lúc khác. ” Hoặc họ sẽ quyết định rằng việc cai nghiện/kiêng khem cũng có nghĩa là họ không thực sự kiểm soát được, bởi vì nếu họ kiểm soát được, họ đã có thể uống một hoặc hai ly rồi dừng lại (và nhân tiện, logic này hợp lý hơn rất nhiều khi bạn gặp vấn đề về uống rượu).

Vấn đề liên quan đến cai rượu là việc đo lường thành công của bạn sẽ dễ dàng hơn. Tuy vậy thật khó để biết liệu bạn có thành công hay không khi bạn đang cố gắng tiết chế việc uống rượu của mình.

2. Làm thế nào để tôi dừng uống?

Nếu bạn đang đọc bài viết này, rượu có lẽ góp một phần lớn trong cuộc sống của bạn — và nó đang dần lấn át đời sống. May mắn rằng, mục tiêu lớn của việc ngừng sử dụng rượu của bạn có thể được chia thành các bước nhỏ hơn, dễ quản lý hơn.

Quản lý các triệu chứng cai nghiện

Đây sẽ là trở ngại đầu tiên của bạn. Bất cứ khi nào bạn cắt giảm loại chất hấp thụ vào cơ thể quen thuộc như rượu, cơ thể của bạn sẽ có phản ứng cai nghiện. Cơ thể của bạn đã thích nghi với lượng bạn đã uống, vì vậy việc cắt giảm sẽ khiến cơ thể mất cân bằng. Hiệu ứng này là tạm thời, nhưng nó có thể rất khổ sở - và trong một số trường hượp hiếm hoi, thậm chí còn nguy hiểm.

Các triệu chứng phổ biến nhất của cai rượu bao gồm lo lắng, buồn nôn và nôn mửa, đau đầu, mất ngủ, đổ mồ hôi và run rẩy. Một số người thậm chí còn bị co giật và ảo giác. Bạn càng uống nhiều và càng dừng đột ngột, các triệu chứng sẽ càng dữ dội hơn.

Hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với bác sĩ, người có thể đưa ra các khuyến nghị dựa trên tình huống và đặc điểm sinh học của bạn. Ngoài ra còn có các loại thuốc có thể giúp bạn bỏ rượu dễ dàng hơn. Nếu bạn đã nghiện rượu nặng, hãy cố gắng giảm lượng rượu uống dần dần thay vì dừng ngay lập tức.

Tìm hiểu các yếu tố kích hoạt của bạn

Yếu tố kích hoạt là những thứ gợi nhắc khiến bạn nhớ đến rượu và khiến bạn thèm nó. Các yếu tố kích hoạt phổ biến bao gồm quán bar, bạn nhậu  trước đây hoặc bất kỳ thứ gì khác gợi lại ký ức về việc uống rượu. Bạn cũng có thể trải nghiệm các yếu tố kích hoạt cảm xúc, như trầm cảm hoặc tức giận. Các yếu tố kích hoạt của mỗi người là khác nhau. Bạn sẽ cần phải tìm hiểu và học về yếu tố kích hoạt riêng của mình.

Vào đầu quá trình, tốt nhất là bạn nên tránh các điều kích hoạt của bạn càng nhiều càng tốt — đặc biệt là khi bạn vẫn đang trải qua các triệu chứng cai. Có thể có một số tác nhân mà bạn không thể tránh né mãi và cuối cùng bạn sẽ phải cần học các kỹ năng ứng phó để đối mặt với chúng.

Giải quyết bất kỳ nhu cầu sức khỏe tâm thần cơ bản nào

Hơn một nửa số người nghiện rượu cũng mắc một tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Trên thực tế, nhiều người bắt đầu uống rượu như một cách tự điều trị bệnh tâm thần tiềm ẩn. Giải quyết các nhu cầu về sức khỏe tinh thần của bạn có thể giúp bạn bỏ rượu dễ dàng hơn nhiều. Nếu bạn chưa thăm khám về sức khỏe tinh thần, hãy tham gia một trong các sàng lọc sức khỏe tinh thần của chúng tôi để xem liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh tâm thần hay không.

Phục hồi lâu dài

Nhiều người có thể tỉnh táo được vài tháng, nhưng sau đó uống trở lại. Đây được gọi là tái phát/tái nghiện. Nếu điều này xảy ra với bạn, điều đó bình thường. Đối với nhiều người, tái nghiện là một phần của quá trình hồi phục — mỗi khi tái nghiện, bạn sẽ tìm hiểu thêm về các yếu tố kích hoạt và kỹ năng đối phó nào không phù hợp với bạn. Điều quan trọng là cần tiếp tục cố gắng.

Tìm sự trợ giúp và hỗ trợ

Rất khó để tự bỏ rượu. May mắn thay, bạn không cần phải làm như vậy! Gia đình và bạn bè hỗ trợ có thể là một nguồn lực tuyệt vời trong quá trình phục hồi khỏi việc sử dụng rượu. Ngoài ra còn nhiều chương trình điều trị chất lượng trên khắp đất nước có thể giúp bạn thực hiện các bước mà chúng tôi đã trình bày ở đây. Nhiều người tìm thấy sự giúp đỡ thông qua các nhóm hỗ trợ, chẳng hạn như Alcoholics Anonymous.

3. Làm thế nào để tôi dừng sử dụng chất?

Nếu bạn đang đọc bài viết này, ma túy/chất kích thích có lẽ góp một phần lớn trong cuộc sống của bạn — và nó đang dần lấn át đời sống. May mắn thay, mục tiêu lớn của việc ngừng sử dụng ma túy của bạn có thể được chia thành các bước nhỏ hơn, dễ quản lý hơn.

Quản lý các triệu chứng cai nghiện

Đây sẽ là trở ngại đầu tiên của bạn. Bất cứ khi nào bạn cắt giảm loại chất hấp thụ vào cơ thể quen thuộc, cơ thể của bạn sẽ có phản ứng cai nghiện. Cơ thể của bạn đã thích nghi với lượng bạn đã uống, vì vậy việc cắt giảm sẽ khiến cơ thể mất cân bằng. Hiệu ứng này là tạm thời nhưng có có thể rất khổ sở.

Các triệu chứng phổ biến nhất của cai nghiện phụ thuộc vào loại chất bạn sử dụng, nhưng thông thường trải nghiệm sẽ là lo lắng, buồn nôn, khó ngủ. Bạn càng loại chất càng mạnh và càng dừng đột ngột, các triệu chứng cai sẽ càng dữ dội hơn.

Hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với bác sĩ, người có thể đưa ra các khuyến nghị dựa trên tình huống và đặc điểm sinh học của bạn. Ngoài ra còn có các loại thuốc có thể giúp bạn bỏ một số loại thuốc dễ hơn.

Tìm hiểu các yếu tố kích hoạt của bạn

Yếu tố kích hoạt là những thứ gợi nhắc khiến bạn nhớ đến chất và khiến bạn thèm nó. Các yếu tố kích hoạt phổ biến bao gồm nơi sử dụng chất, bạn nghiện trước đây hoặc bất kỳ thứ gì khác gợi lại ký ức sử dụng chất. Bạn cũng có thể trải nghiệm các kích hoạt cảm xúc, như trầm cảm hoặc tức giận. Các yếu tố kích hoạt của mỗi người là khác nhau. Bạn sẽ cần phải tìm hiểu và học về kích hoạt riêng của mình. 

Vào đầu quá trình, tốt nhất là bạn nên tránh các kích hoạt của bạn càng nhiều càng tốt — đặc biệt là khi bạn vẫn đang trải qua các triệu chứng cai. Có thể có một số tác nhân mà bạn không thể tránh né mãi và cuối cùng bạn sẽ cần học các kỹ năng ứng phó để đối mặt với chúng.

Giải quyết bất kỳ nhu cầu sức khỏe tâm thần cơ bản nào

Hơn một nửa số người nghiện chất cũng mắc một tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Trên thực tế, nhiều người bắt đầu sử dụng chất như một cách tự điều trị bệnh tâm thần tiềm ẩn. Giải quyết các nhu cầu về sức khỏe tinh thần của bạn có thể giúp bạn cai nghiện dễ dàng hơn nhiều. Nếu bạn chưa thăm khám về sức khỏe tinh thần, hãy tham gia một trong các sàng lọc sức khỏe tinh thần của chúng tôi để xem liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh tâm thần hay không.

Phục hồi lâu dài

Nhiều người có thể không sử dụng vài tháng, nhưng sau đó sử dụng chất trở lại. Đây được gọi là tái nghiện. Nếu điều này xảy ra với bạn, điều đó bình thường. Đối với nhiều người, tái nghiện là một phần của quá trình hồi phục — mỗi khi tái nghiện, bạn sẽ tìm hiểu thêm về các yếu tố kích hoạt và kỹ năng đối phó nào không phù hợp với bạn. Điều quan trọng là cần tiếp tục cố gắng.

Tìm sự trợ giúp và hỗ trợ

Rất khó để tự bỏ việc sử dụng chất. May mắn thay, bạn không cần phải làm như vậy! Gia đình và bạn bè hỗ trợ có thể là một nguồn lực tuyệt vời trong quá trình phục hồi khỏi việc sử dụng rượu. Ngoài ra còn nhiều chương trình điều trị chất lượng trên khắp đất nước có thể giúp bạn thực hiện các bước mà chúng tôi đã trình bày ở đây. Nhiều người tìm thấy sự giúp đỡ thông qua các nhóm hỗ trợ, chẳng hạn như Alcoholics Anonymous hoặc Phục hồi SMART.

4. Có an toàn nếu tôi tự mình ngừng uống rượu không?

Về lâu dài, cắt giảm lượng rượu bạn uống thường rất tốt cho sức khỏe. Nhưng rất khó để cắt giảm chứ chưa kể đến việc ngừng uống rượu hoàn toàn. 

Bất cứ khi nào bạn cắt giảm loại chất hấp thụ vào cơ thể quen thuộc như rượu, cơ thể của bạn sẽ có phản ứng cai nghiện. Cơ thể của bạn đã thích nghi với lượng bạn đã uống, vì vậy việc cắt giảm sẽ khiến cơ thể mất cân bằng. Hiệu ứng này là tạm thời. Một khi kết thúc, bạn sẽ có thể tận hưởng thành quả sức khỏe của việc giảm lượng tiêu thụ rượu.

Có nhiều triệu chứng của cai nghiện rượu. Không phải ai cũng sẽ gặp phải mọi triệu chứng. Bạn càng uống nhiều và càng dừng đột ngột, các triệu chứng cai sẽ càng dữ dội hơn. Một số triệu chứng bao gồm: 

  • Lo âu
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Nhức đầu
  • Khó ngủ
  • Đổ mồ hôi
  • Run hoặc co giật
  • Ảo giác

Bạn có thể đã nghe nói rằng chứng cai nghiện rượu có thể nguy hiểm đến tính mạng. Điều đó đúng, nhưng nó cực kỳ hiếm. Bạn có thể giảm nguy cơ gặp phải tác động cai nghiện nghiêm trọng bằng cách cắt giảm dần việc sử dụng rượu, thay vì dừng ngay lập tức.

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi ngừng uống rượu. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên riêng cho bạn về cách ngừng uống rượu một cách an toàn. Ngoài ra một số loại thuốc có thể giúp việc dừng thuốc dễ dàng và an toàn hơn. Nếu bạn thực sự khó bỏ thuốc, bạn có thể nhận được hỗ trợ từ một trung tâm điều trị nghiện hoặc một nhóm hỗ trợ như Alcoholics Anonymous.. Ít nhất, bạn có thể chia sẻ với những người thân yêu rằng bạn đang có ý định cai rượu và nhờ họ hỗ trợ. Rất khó để tự bỏ rượu — nhưng với hệ thống hỗ trợ phù hợp, bạn sẽ không phải trải qua điều đó một mình.

5. Liệu thiền có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của tôi?

Thiền tập đang tăng vọt về mức độ phổ biến [1]. Xét đến công dụng mà thiền mang lại, xu hướng tăng trưởng này là hợp lý. Mọi người thực tập thiền định để phát triển bản thân, quản lý căng thẳng và thư giãn [2]. Và hơn bao giờ hết, mọi người cũng thiền định vì sức khỏe tinh thần của họ.

Song cần lưu ý rằng Cơ quan Quản lý Dược phẩm Liên bang (Federal Drug Administration) đã không xem xét thiền định như một phương pháp điều trị tâm thần. Tốt hơn hết là bạn nên xem thiền như một biện pháp bổ sung cho việc chăm sóc sức khỏe tâm thần của bạn, chứ không phải là một sự thay thế.

Điều đó nói lên rằng, một bộ phận các minh chứng lâm sàng đang dần xuất hiện cho thấy thiền định có hiệu quả [3]. Đối với bài viết này, chúng ta sẽ nói về thiền là gì và tại sao chúng ta nên cân nhắc việc thực hành thiền tập.

Thiền là gì?

Thiền thường đề cập đến như một cuộc rèn luyện tinh thần liên quan đến sự tập trung. Tuy nhiên, có nhiều kiểu thiền khác nhau. Chúng tôi sẽ tập trung vào thiền chánh niệm, được hỗ trợ bởi bằng chứng lâm sàng tốt nhất so với các dạng thực hành thiền tập khác [4]. (Các nghiên cứu lâm sàng được đề cập trong bài viết này đều đề cập đến thiền chánh niệm.)

Chánh niệm có đặc điểm là chú tâm vào hiện tại. Ví dụ, một cách để chú tâm là tập trung vào cảm giác bạn đang cảm thấy trên cơ thể, thay vì nán lại cảm giác của bạn trong quá khứ.

Mục tiêu của thiền chánh niệm là xây dựng sự chú tâm này. Để thực hành một bài tập cơ bản, bạn có thể đọc bài viết được xuất bản bởi Mindful, một tổ chức phi lợi nhuận. (Chánh niệm được khuyến khích bởi Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn, một trong những người đầu tiên đưa thiền chánh niệm vào thực hành lâm sàng.)

Tại sao tôi nên thiền?

Một số nghiên cứu khác nhau đã khám phá những lợi ích của thiền định. Một số lợi ích tiềm năng bao gồm cải thiện trí nhớ [5], khả năng tập trung [6] và giảm đau [7]. Một số phân tích lâm sàng cũng chỉ ra rằng thiền định có hiệu quả trong việc cải thiện kết quả sức khỏe tâm thần. Hai phân tích riêng biệt đã xác nhận khả năng của thiền trong việc giảm các triệu chứng trầm cảm và lo âu [4][8]. Một phân tích khác đã xác nhận khả năng giảm căng thẳng của thiền định [9].

Thiền cũng đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa sự tái phát của bệnh trầm cảm [10], đặc biệt đối với những người đã trải qua nhiều đợt. Đối với một số người, nó có thể có hiệu quả như thuốc trong việc phòng ngừa tái phát.

Những lợi ích này giữ ở mức độ vừa phải - thiền không phải là phương pháp cuối cùng để chăm sóc sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, nó có thể là một giải pháp thay thế khả thi cho những bệnh nhân không muốn gặp nhà trị liệu tâm lý hoặc dùng thuốc. Và nó có thể hoặc không rằng: thiền định có thể là một bổ sung tuyệt vời cho thói quen chăm sóc sức khỏe tâm thần của bạn.

Thiền đã ảnh hưởng đến thực hành lâm sàng. Ví dụ, liệu pháp trị liệu hành vi biện chứng (DBT), một dạng trị liệu qua lời nói, cũng kết hợp các thực hành liên quan đến thiền định.

Cũng giống như các phương pháp điều trị khác, đối với tất cả những điều được đề cập phía trên, thiền có thể không dành cho tất cả mọi người. Một nghiên cứu báo cáo rằng một số người hành thiền đã có ít nhất một trải nghiệm khó chịu trong khi thiền định, chẳng hạn như lo lắng gia tăng [11].

Tôi có thể bắt đầu thiền bằng cách nào?

Sau cùng, không có cách thiền “đúng đắn” duy nhất. Tuy nhiên, một cách dễ để bắt đầu là sử dụng các ứng dụng dùng để cung cấp các bài thiền có hướng dẫn. Một lựa chọn khác là kết hợp các thực hành thiền nhỏ vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Để tìm hiểu thêm, hãy xem một số gợi ý của Mayo Clinic và Stanford Medicine.

Dù bạn chọn cách nào, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ tìm thấy một phương pháp thực hành thiền định phù hợp với bạn.

6. Tôi có cần nhập viện không? / Tôi có cần đi thăm khám không?

Việc mọi người tìm đến bệnh viện vì bệnh tâm thần là điều thường gặp. Đôi khi mọi người đi vì những điều bệnh viện đặc biệt có thể cung cấp. Điô lần khác, đó là nơi đầu tiên chúng ta nghĩ đến khi gặp khủng hoảng. Hiểu những gì sẽ diễn ra khi bạn đến bệnh viện thăm khám có thể giúp bạn quyết định liệu đó có phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn lúc này hay không.

Bệnh viện có thể giúp gì cho người bệnh tâm thần?

Có rất nhiều lý do khiến mọi người tìm đến bệnh viện vì bệnh tâm thần. Dưới đây là một số liệt kê:

  • Được theo dõi. Đôi khi những người trải qua bệnh tâm thần cảm thấy như họ không thể tin tưởng vào chính mình. Có thể bạn dường như không thể ngừng làm tổn thương bản thân hoặc bạn sợ mình làm tổn thương người khác. Trong bệnh viện, bạn liên tục được giám sát bởi những người được đào tạo để giữ an toàn cho bạn và những người xung quanh.
  • Để trốn thoát trong một vài ngày. Thời gian nằm viện để chăm sóc sức khỏe tâm thần thường khá ngắn (từ vài ngày đến một hoặc hai tuần). Nhưng nếu cuộc sống hàng ngày của bạn đang khiến bạn căng thẳng, thì một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn có thể giúp ích cho sức khỏe tinh thần của bạn. Khi bạn ở bệnh viện, các bữa ăn được chuẩn bị cho bạn, quần áo được giặt ủi và y tá sẽ đưa thuốc cho bạn vào thời gian đã định. Bạn không phải lo lắng về bất kỳ điều gì. Bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ về những việc mình sẽ làm sau khi trở về thế giới thực… hoặc, bạn có thể dành thời gian đó để xem TV và nằm trên giường.
  • Để tiếp nhận sự chăm sóc y tế nhanh chóng và toàn diện. Việc đáp ứng tất cả các nhu cầu về sức khỏe tinh thần có thể khiến bạn thấy mình như đang tung hứng quá nhiều thứ cùng một lúc. Thuốc men, trị liệu, thay đổi lối sống… chưa kể đến sức khỏe thể chất của bạn. Trong bệnh viện, bạn có thể gặp bác sĩ chuyên khoa cho tất cả những điều này — tất cả chỉ trong một ngày! Trong thế giới thực, việc lên lịch các cuộc hẹn có thể rất phức tạp và đôi khi bạn cần phải chờ đợi để được khám. Nhưng trong môi trường bệnh viện, bạn được chăm sóc cùng một lúc.
  • Để được nhận chăm sóc sau điều trị. Điều gì xảy ra khi bạn nằm viện xong? Vâng, trả lời câu hỏi đó thực sự là một phần lớn trong thời gian lưu trú của bạn. Nếu bạn cần dùng thuốc, bạn sẽ được cung cấp thuốc và thậm chí có thể có phiếu giảm giá để giúp bạn cập nhật thuốc khi bạn ra khỏi viện. Bệnh viện có thể giới thiệu nhà thuốc, bác sĩ trị liệu và bất kỳ bác sĩ chuyên khoa nào khác mà bạn có thể cần gặp. Thông thường, bệnh viện có thể giúp thanh toán cho các cuộc hẹn tái khám, nếu bạn không có bảo hiểm chi trả.

Tôi có những lựa chọn nào khác?

Nằm viện có thể hữu ích trong nhiều trường hợp, nhưng nó cũng có mặt hạn chế. Đó không phải là giải pháp lâu dài tốt nhất — bạn khó rời khỏi bệnh viện và được chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nó có thể là một bước đầu tiên tuyệt vời. Ở Hoa Kỳ, một lần nằm viện cũng có thể tốn kém. May mắn thay, có nhiều cách để nhận hỗ trợ tài chính, vì vậy bạn không nên để điều này ngăn cản việc giữ an toàn cho bản thân nếu đó là lựa chọn tốt nhất của bạn.

Cho dù bạn quyết định đến bệnh viện hay không, điều quan trọng là bạn phải biết rằng bạn có rất nhiều lựa chọn. Nếu đang gặp khủng hoảng, bạn có thể liên hệ với những Đường dây nóng hỗ trợ tâm lý.

Để có giải pháp lâu dài hơn, bạn có thể đặt lịch hẹn với nhà trị liệu tâm lý hoặc nói chuyện với bác sĩ về việc thử dùng thuốc. Tham gia một nhóm hỗ trợ có thể hữu ích. Bạn cũng có thể tự mình cải thiện sức khỏe tâm thần bằng cách tìm hiểu thêm về tình trạng tâm thần, chia sẻ với người bạn tin tưởng và thay đổi lối sống.

Ai là người quyết định tôi có đến bệnh viện hay không?

Trong hầu hết các trường hợp, bạn cần phải đưa ra quyết định cho chính mình. Luật pháp khác nhau tùy theo từng vùng, nhưng thông thường bạn chỉ có thể nhập viện theo ý muốn của bản thân nếu bạn trình bày một mối nguy hiểm “rõ ràng và có dấu hiệu” cho bản thân hoặc người khác. Nói cách khác, bạn trông có vẻ sẽ thực sự làm ai đó bị thương nếu bạn không được nhập viện. Nếu đúng như vậy, bạn có thể được bạn bè hoặc thành viên trong gia đình hoặc một chuyên gia sức khỏe tâm thần như nhà trị liệu tâm lý hoặc bác sĩ đến để kiểm tra. Nhưng nhiều khả năng, nếu một trong những người đó lo lắng cho bạn, họ sẽ cố gắng thuyết phục bạn tự nguyện đăng ký.

7. Ai đưa ra quyết định về sức khỏe tâm thần thay tôi nếu tôi không thể?

Có những thời điểm bạn không thể tự mình đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe do các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần. Trong những trường hợp này, không phải lúc nào cũng rõ ràng ai sẽ là người đưa ra những quyết định này cho bạn. Mỗi nước có luật riêng và chúng không phải lúc nào cũng nhất quán. Có thể những quyết định được đưa ra bởi những thành viên trong gia đình không biết hoặc không tôn trọng lựa chọn của bạn. Bạn có thể tránh điều này bằng cách chỉ định một người đáng tin cậy thay mặt bạn đưa ra quyết định khi bạn không thể tự mình đưa ra quyết định.

Giấy ủy quyền chăm sóc sức khỏe và đại diện chăm sóc sức khỏe

Bạn có thể chỉ định người mà bạn muốn đưa ra các quyết định này cho bạn trong một tài liệu pháp lý, được gọi là giấy ủy quyền chăm sóc sức khỏe. Người mà bạn chỉ định được gọi là đại diện chăm sóc sức khỏe. (Đôi khi người ta sử dụng từ “thẩm quyền đại diện” để mô tả người này cũng như tài liệu ủy quyền.) Ngoài việc thay mặt bạn đưa ra các quyết định về chăm sóc sức khỏe, đại diện của bạn cũng có thể truy cập hồ sơ sức khỏe tâm thần của bạn.

Đại diện chăm sóc sức khỏe của bạn chỉ có thể thay mặt bạn khi bạn không thể tự mình đưa ra quyết định. Sau khi bạn hồi phục, bạn sẽ quay trở lại nắm quyền cho chính quá trình điều trị của  mình.

Lựa chọn một đại diện chăm sóc sức khỏe

Hãy chọn người mà bạn tin tưởng, người mà bạn biết sẽ dành sự quan tâm tốt nhất cho bạn. Đó có thể là bất kỳ người trưởng thành hợp pháp nào — bạn bè hoặc thành viên gia đình cũng là một lựa chọn tốt. Bạn có thể giao quyền tạm thời hoặc bạn có thể thay đổi người đại diện chăm sóc sức khỏe của mình ngay tại thời điểm cần — đây không phải là cam kết trọn đời.

Khi bạn yêu cầu họ làm đại diện chăm sóc sức khỏe của mình, hãy nói chuyện với họ về ý kiến của bạn đối với việc điều trị. Bạn phản đối những dạng điều trị nào? Bạn thích cái nào hơn? Bạn không thể bao quát mọi tình huống, nhưng điều quan trọng là giúp đại diện chăm sóc sức khỏe hiểu bạn và lựa chọn của bạn nhiều nhất có thể. Bằng cách đó, khi một tình huống phát sinh, họ có thể nắm được rõ ràng hơn ý định của bạn về những gì bạn sẽ muốn họ làm.

Cách tạo giấy ủy quyền chăm sóc sức khỏe

Bạn có thể tự tạo giấy ủy quyền chăm sóc sức khỏe hoặc bạn có thể chỉ định đại diện chăm sóc sức khỏe của mình như một phần của khuyến nghị tâm thần (psychiatric advance directive - PAD). Trong PAD, bạn có thể bao gồm thông tin cụ thể về lựa chọn của bản thân. Ví dụ: bạn có thể chỉ định phương pháp điều trị nào bạn muốn hoặc không muốn nhận, bệnh viện bạn muốn được điều trị, v.v.

Không có tiêu chuẩn quốc gia nào về cách tạo giấy ủy quyền chăm sóc sức khỏe. Bạn sẽ cần phải tra cứu luật để xem các yêu cầu cụ thể là gì.

Bạn không cần luật sư để tạo một giấy ủy quyền — nhưng nếu bạn có quyền tiếp cận với một luật sư, bạn cũng có thể nhờ họ xem qua. Ngoài ra còn có rất nhiều lời khuyên pháp lý miễn phí trực tuyến, bao gồm các mẫu tài liệu bạn có thể sử dụng. Hoặc, bạn có thể tìm thấy một phòng tư vấn pháp lý miễn phí gần đó. Các bệnh viện thường có nhân viên có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc về những loại giấy tờ này.

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần