` Điều trị rối loạn lo âu và phục hồi - MaCi Care MaCi Care
background-image

Sức khỏe tinh thần A-Z

Điều trị rối loạn lo âu và phục hồi

1. Điều trị và tự lực

Thật không may, không có phương pháp điều trị hoàn toàn rối loạn tâm thần - có nghĩa là không có cách nào để đảm bảo rằng nó sẽ không bao giờ trở lại. Nhưng có khá nhiều biện pháp điều trị hiệu quả, chúng bao gồm cả những điều mà bạn có thể tự làm để cải thiện sức khỏe tâm thần. Và đã có nhiều người có thể hồi phục sau khi kết hợp các kỹ năng điều trị và đối phó.

Nếu bạn có một chút hoài nghi về việc điều trị thì cũng không sao cả, việc bạn cảm thấy không thoải mái khi chia sẻ với người khác về vấn đề sức khỏe tâm thần của bạn là hoàn toàn tự nhiên. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đọc thêm các bài viết trên trang web này và những trang khác và tìm hiểu thêm về rối loạn lo âu. Hãy tìm một người bạn tin tưởng, những ai mà bạn có thể trò chuyện được và đừng chờ đợi việc nỗi lo lắng của bạn sẽ tự biến mất. Nếu không được can thiệp, nó có khả năng sẽ trở nên tồi tệ hơn.

2. Phục hồi

Cũng giống như việc rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến mọi người theo một cách khác nhau, thì việc phục hồi ở mỗi người cũng khác biệt. Một số người có thể loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng cuả họ. Nhưng số người có thể giảm triệu chứng của họ xuống mức có thể kiểm soát được thì phổ biến hơn.. Họ có thể ngăn chặn sự lo âu kiểm soát cuộc sống của họ.

Nhiều người thậm chí đạt đến mức độ mà họ cảm thấy biết ơn về những gì họ đã học được bằng cách sống với và phục hồi từ sự lo lắng. Và sẽ không sao nếu bạn không bao giờ đạt được mức độ đó - chỉ cần chấp nhận nó và làm những gì bạn cần làm để chăm sóc bản thân.

Việc hồi phục từ sau rối loạn lo âu có thể là một quá trình dài và khó khăn... Nhưng nó đáng!

3. Một số phương pháp và kỹ thuật điều trị

Đối với đại đa số người, vài sự kết hợp của việc thay đổi lối sống, trị liệu tâm lý, thuốc và nguồn lực hỗ trợ sẽ giúp ích cho việc điều trị rối loạn lo âu. Một số phương pháp sẽ có hiệu quả hơn đối với một số người và trường hợp riêng biệt so với các phương pháp khác. Việc tìm ra những gì phù hợp với bạn khá là mất thời gian, nhưng điều đó rất đáng.

Kỹ thuật thư giãn

Lo âu bao gồm lo lắng và sợ hãi. Cơ bắp của bạn căng lên, dễ hụt hơi và điều đó khiến ngay cả việc ngồi yên hay ngủ cũng trở nên khó khăn. Thư giãn thì hoạt động ngược lại với lo âu. Và các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, thiền và yoga có thể giúp bạn giải tỏa tâm trí. Những điều này có thể rất hữu ích đối với các cơn hoảng loạn.

Thay đổi lối sống

Nhiều thói quen sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn. Việc đảm bảo có các giấc ngủ đều đặn, một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp ích rất nhiều. Một số người thấy được lợi ích từ việc giảm hay loại bỏ việc sử dụng caffeine, cồn hay ma túy. Và hãy chú ý đến những điều đơn giản như bỏ chút thời gian chăm sóc bản thân, thử các hoạt động bạn thích thú và dành thời gian với mọi người hoặc môi trường mà bạn cảm thấy được hỗ trợ.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý có thể là một cách tuyệt vời để thay đổi hành vi, gia tăng sự tự tin, học các kỹ năng mới hoặc trò chuyện cởi mở và trung thực với một ai đóCó nhiều trường phái trị liệu tâm lý khác nhau. Hầu hết các nhà trị liệu sử dụng nhiều kỹ thuật, tùy thuộc vào nhu cầu của thân chủ mà họ đang làm việc cùng. Loại liệu pháp phổ biến nhất hiện nay là Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). Trong CBT, một nhà trị liệu giúp bạn xem xét suy nghĩ và niềm tin của bạn và cách những điều này ảnh hưởng đến hành vi của bạn.

Dùng thuốc

Dùng thuốc là một lựa chọn khác trong điều trị và có nhiều loại thuốc khác nhau hỗ trợ làm giảm nhiều loại triệu chứng. Ảnh hưởng của thuốc với mỗi người là khác nhau, cho nên không phải loại thuốc nào cũng có hiệu quả tốt với bạn và rất nhiều trong số đó còn có tác dụng phụ. Bạn cần làm việc cùng với bác sĩ của mình để có thể tìm ra loại thuốc nào phù hợp. Việc sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau cũng khá phổ biến, điều này nhằm điều trị các triệu chứng khác nhau hoặc chống lại tác dụng phụ.

Hỗ trợ

Việc tìm được sự hỗ trợ từ người khác khá lá quan trọng. Điều này có thể đến từ gia đình, bạn bè, chuyên gia hoặc các nhóm hỗ trợ. Các nhóm hỗ trợ được tạo thành từ các cá nhân có trải nghiệm tương tự, họ gặp nhau thường xuyên để thảo luận về trải nghiệm của chính họ. Trò chuyện cùng những người đang có những trải nghiệm tương tự có thể khiến bạn cảm thấy ít cô đơn và được kết nối hơn. Và nó cũng tạo ra một không gian nơi mọi người có thể chia sẻ những gì có hiệu quả với họ và trò chuyện về những gì họ phải đấu tranh với những ai hiểu được cảm giác của họ..

4. Bẫy tư duy

Bạn làm gì khi cảm thấy “bế tắc”? Khi bạn nhìn thế giới qua một lăng kính tiêu cực, điều đó có thể khiến bạn cảm thấy mọi thứ dường như rất khủng khiếp và không hề có lối thoát. Cuộc sống đúng là rất khó khăn và bạn không thể lúc nào nghĩ đến cách thoát khỏi mọi vấn đề được - nhưng bạn có thể học cách suy nghĩ rõ ràng và tích cực hơn. Điều đó có thể làm cho việc tận hưởng cuộc sống và tìm giải pháp cho các vấn đề của bạn trở nên dễ dàng hơn nhiều!

Suy nghĩ của chúng ta bị mắc kẹt từ nơi bắt đầu như thế nào?

Thế giới là một nơi phức tạp và cuộc sống của chúng ta luôn luôn thay đổi. Chúng ta sẽ gặp phải những tình huống mới mà tổ tiên ở trong hang của chúng ta chưa bao giờ phải đối mặt -- thuế, hẹn hò, trường học, điều khiển xe,.. Có rất nhiều thứ cần chúng ta xử lý và bộ não nhỏ bé của chúng ta đang làm những điều tốt nhất có thể!

Não của chúng ta có rất nhiều đường tắt. Trong phần lớn thời gian, lối tắt tinh thần làm tốt việc giúp chúng ta đối phó với cuộc sống mà không bị quá tải bởi tất cả những chi tiết. Nhưng trên thực tế, chúng hoạt động tốt đến mức thậm chí khiến chúng ta không thường xuyên chú ý đến chúng.

Nhưng đôi khi, chúng ta bị mắc kẹt và những phím tắt đã từng giúp chúng ta bắt đầu kìm hãm chúng ta. Chúng ta bắt đầu cảm thấy bị mắc kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực của mình. Chúng ta có thể cảm thấy lo lắng, chán nản hoặc gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề của mình.

Một ví dụ về lối tắt tinh thần là sự khái quát hóa quá mức. Bộ não của bạn dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ để dự đoán tương lai. Nếu bạn thất bại trong lần thử đầu tiên, bạn sẽ có thể tự động giả định rằng mình sẽ không bao giờthành công. Nhưng sự thật là phần lớn thời gian, chúng ta sẽ làm rất tệ những việc mà chúng ta chỉ vừa thử lần đầu. Việc thử lại là cách để chúng ta trải nghiệm sự hài lòng và tự hào đến từ việc học hỏi và phát triển - nhưng khi bộ não của bạn đang cố gắng bảo vệ bạn khỏi bị thất vọng hoặc xấu hổ sẽ thật khó để có thể nhớ ra điều đó.

Thoát khỏi bẫy tư duy

Mỗi chúng ta là duy nhất và suy nghĩ của chúng ta cũng vậy. Nhưng mọi người có xu hướng bị mắc kẹt trong các khuôn mẫu suy nghĩ giống nhau. Những mô hình này được gọi là bẫy tư duy. Dù đôi khi bạn sẽ mắc kẹt trong những cái bẫy này – nhưng với sự giúp đỡ, bạn có thể học cách thoát khỏi chúng!

(Nếu bạn đã từng tham gia một lớp học tâm lý học, bạn có thể đã biết đến “biến dạng nhận thức”. Các cố vấn trong hệ thống tư pháp hình sự thường nói về “lỗi tư duy”. Một số người thích gọi chúng là "những suy nghĩ tiêu cực tự động" hoặc ANTs. Chúng đều nói về cùng một thứ!)

Thoát khỏi bẫy tư duy là tất tần tật về việc điều chỉnh tư duy của bạn. Khi bạn điều chỉnh tư duy, bạn sẽ tìm kiếm những cách mới để nghĩ về những điều đang làm phiền bạn. Bạn cần phải luyện tập để học cách sắp xếp lại tư duy. Và qua thời gian, bạn không chỉ có thể học cách suy nghĩ tích cực hơn, mà còn thực sự thay đổi những điều bạn tin về bản thân.

Trong khi bạn đang học cách điều chỉnh suy nghĩ của mình, hãy ghi nhớ một số điều:

  • Cố gắng đừng chỉ trích bản thân quá mức. Ai cũng có thể mắc phải bẫy tư duy. Để thoát khỏi chúng cần có thời gian và bạn sẽ luôn gặp rắc rối trong lúc đó. Chỉ trích bản thân thái quá sẽ giống như việc bạn vùng vẫy loạn xạ trong nước khi ai đó đang cố gắng giải cứu bạn - điều này sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn!
  • Bạn không cần phải che giấu cảm xúc của mình để điều chỉnh lại suy nghĩ của bạn. Nếu bạn đang có những suy nghĩ thực sự tiêu cực về việc chia tay, bạn có thể tự kể cho mình một phiên bản tích cực hơn của câu chuyện - trong khi vẫn buồn vì điều đó đã xảy ra.

Những bẫy tư duy thường gặp

Chúng ta hãy cùng điểm qua một số bẫy tư duy phổ biến cùng với các ví dụ và chiến lược để không bị mắc kẹt:

Bộ lọc là khi bạn bỏ qua bất cứ thứ gì mâu thuẫn với những điều bạn tin là đúng. Nếu bạn nghĩ rằng "không ai đánh giá cao tôi", bạn có thể bỏ qua tất cả những lần mà người khác đã bày tỏ sự đánh giá cao về bạn (ngay cả khi nó không thường xuyên như bạn muốn). Nếu bạn nghĩ "Tôi là một kẻ thất bại", bạn có thể nghĩ rằng tất cả những điều tồi tệ đang xảy ra đều do lỗi của bạn - trong khi tất cả những gì tốt đẹp xảy ra chỉ là một sự tình cờ.

  • Làm thế nào để điều chỉnh: Tìm kiếm bằng chứng mâu thuẫn với niềm tin tiêu cực mà bạn có về bản thân. Hãy nghĩ về thời điểm mọi thứ trở nên tốt đẹp đối với bạn hoặc tập trung vào một người quan tâm đến bạn.
  • Nhân tiện, chỉ tập trung vào những điều tích cực cũng có thể khiến bạn gặp rắc rối! Ví dụ, bạn có thể nghĩ về việc bạn sẽ cảm thấy tốt như thế nào trong một đêm tiệc tùng nhưng lại quên mất dư chứng say rượu sẽ ảnh hưởng đến bạn như thế nào vào sáng hôm sau.

Tư duy chỉ có đen - và - trắng  là khi bạn chỉ nhìn thấy những khả năng cực đoan nhất: "Hoặc tôi là người giỏi nhất hoặc là người tệ nhất." "Hoặc là tôi sẽ trở nên nổi tiếng hoặc tôi chẳng là ai cả." "Nếu tôi không đạt điểm A+, tôi sẽ đạt điểm F."

  • Còn gọi là: tư duy được ăn cả ngã về không - nhị nguyên;
  • Cách để điều chỉnh: Hãy nghĩ về tất cả các khả năng giữa hai thái cực. "Hãy tìm sắc độ của màu xám." Hãy cố gắng hòa hợp giữa việc trở thành một người bình thường - một người mà sẽ giỏi một số việc này và kém một số việc khác!

Kết luận vội vàng là khi bạn bỏ qua các bước trong logic của bạn. Bạn có thể thử đọc suy nghĩ -- đoán mò điều mà người khác đang nghĩ là gì mà không thực sự nghĩ về nó. Bạn có thể xem xét mọi thứ gắn với cá nhân của bạn trong khi chúng thực sự chẳng liên quan gì đến bạn cả. Và khi bạn dự đoán, bạn sẽ tập trung vào kết quả tồi tệ nhất có thể và tự thuyết phục bản thân rằng điều đó chắc chắn sẽ xảy ra.

  • Cách điều chỉnh lại: Viết ra tất cả các bước cần thiết để đi đến kết quả cuối cùng. Tìm hiểu xem bạn đang bỏ qua những bước nào. Tìm kiếm những khuyết điểm trong logic của bạn. Hãy thử nghĩ đến những cách diễn giải có thể khác.
  • Đây là một ví dụ: Suy nghĩ của bạn là, "Anh ấy thậm chí không chào khi anh ấy đến. Chắc anh ấy ghét tôi lắm!”. Nhưng, có rất nhiều lý do cho việc vì sao một người không chào. Có lẽ anh ấy đã có một ngày tồi tệ. Có lẽ anh ấy đã cảm thấy ngại và hy vọng bạn sẽ gửi lời chào trước. Hoặc có thể bạn đã chào, nhưng anh ấy lại không nghe thấy. Trong trường hợp tệ nhất: Có lẽ chỉ vì anh ta là người thô lỗ thôi!

Mệnh đề "Nên"  liên quan đến việc gây áp lực cho bản thân để hành động theo một cách nhất định. Một số nhà trị liệu gọi điều này là "tự tạo áp lực lên bản thân mình"

  • Cách điều chỉnh lại Xác định những kỳ vọng của bạn đến từ đâu. Ai chắc chắn rằng bạn nên hành động theo một cách nhất định? Kỳ vọng của họ có thực tế không? Điều họ nghĩ có quan trọng hay không? Điều bạn muốn là gì? Lợi thế và bất lợi của bạn là gì?

Điểm mù tầm nhìn là khi bạn chỉ tập trung vào một thứ và bỏ qua mọi thứ khác. Khi bạn cảm thấy tồi tệ ở hiện tại, bạn rất dễ cảm thấy mọi thứ sẽ luôn phát triển như vậy --- và việc tồi tệ sẽ luôn diễn ra. Và bạn cũng dễ dàng quên mất hành động của bạn sẽ có hậu quả lâu dài.

  • Điều này còn được gọi là trí nhớ chọn lọc; tư duy ngắn hạn
  • Làm thế nào để điều chỉnh: Hãy nghĩ đến một thời điểm mà bạn cảm thấy tốt hơn so với hiện tại. Và tưởng tượng một thời điểm trong tương lai khi mà bạn có thể cảm thấy như vậy một lần nữa. Nếu bạn có thể, hãy tìm một điểm neo cho đến khi mọi thứ tồi tệ qua đi. Hãy nhớ rằng điều duy nhất liên tục diễn ra trong cuộc sống là sự thay đổi!

Nếu bạn muốn xem thêm ví dụ về bẫy tư duy, chỉ cần tra google về từ khóa “biến dạng nhận thức.”

5. Ứng phó với bẫy tư duy

Đôi khi người khác dễ nhận ra bẫy tư duy của chúng ta hơn chính bản thân mình.  Đây thực sự là một trong những lợi ích chính của việc gặp chuyên gia trị liệu: các nhà trị liệu được đào tạo để nhận ra bẫy tư duy và giúp bạn thoát khỏi tình trạng bế tắc.

Nói chuyện với bạn bè hoặc thành viên gia đình cũng có thể thực sự hữu ích. Hãy chắc chắn là bạn sẽ tìm một người có thể cung cấp cho bạn những phản hồi mang tính xây dựng theo cách tích cực, chu đáo. Bạn sẽ muốn họ giúp bạn điều chỉnh lại suy nghĩ mà không làm vô hiệu cảm xúc của bạn. 

Viết nhật ký không hẳn là "trò chuyện với ai đó" nhưng điều đó cũng khá tương tự.  Bạn có thể đặt suy nghĩ của bạn lên giấy và sau đó nhìn vào chúng như thể chúng là suy nghĩ của người khác. Bạn sẽ nói gì với một người bạn đang nói những điều tiêu cực về bản thân? Bạn sẽ giúp họ tập trung vào những điều tích cực như thế nào?

Bạn cũng có thể điều chỉnh lại suy nghĩ của mình. Chìa khóa của điều này chính là không ngừng luyện tập điều chỉnh suy nghĩ của bạn cho đến khi nó trở thành một thói quen.

6. Thuốc điều trị rối loạn lo âu

Có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị rối loạn lo âu. Mỗi loại thuốc trị lo âu hoạt động theo một cách khác nhau và chúng thường nhắm đến các triệu chứng hoặc các loại lo âu khác nhau. Đa phần, mọi người sẽ sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc điều trị lo âu.

Có ba khía cạnh chính của lo âu có thể được điều trị bằng thuốc:

Lo âu dài hạn hoặc “lo âu mãn tính” là khi bạn cảm thấy lo lắng với lượng thời gian đáng kể trong ngày ở hầu hết tất cả các ngày. Bạn có thể cảm thấy lo lắng mà không vì lý do cụ thể nào hết hoặc có thể có rất nhiều điều kích hoạt sự lo âu của bạn mỗi ngày. Để điều trị lo âu mãn tính bằng thuốc, bạn sẽ cần thường sử dụng cùng một loại thuốc mỗi ngày trong một vài tuần trước khi bạn thấy được tác dụng hoàn toàn của thuốc.

Lo lắng ngắn hạn hoặc "lo lắng cấp tính" là khi bạn trải qua các giai đoạn ngắn của sự lo âu dữ dội. Những giai đoạn này có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Dạng lo lắng cấp tính cực đoan nhất là một cơn hoảng loạn, trong đó bạn có thể bị tăng thông khí hoặc cảm thấy như tim mình sắp nổ tung. Các giai đoạn ít cực đoan hơn thường được gọi là các cơn lo âu.

Mất ngủ là khi bạn gặp vấn đề trong việc đi vào giấc ngủ hoặc ngủ tròn giấc. Nhiều người gặp khó khăn khi ngủ vì họ không thể ngừng lo lắng vào ban đêm. Nhưng không ngủ đủ giấc cũng có thể khiến bạn lo lắng hơn vào ban ngày!

Có một hay nhiều hơn một loại trên cùng lúc là điều phổ biến. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy lo lắng vừa phải mỗi ngày, nhưng đôi khi bạn có một cơn lo âu khiến cho bạn thậm chí còn lo lắng hơn bình thường. Vào một ngày mà bạn đặc biệt lo lắng, có lẽ bạn cũng sẽ khó ngủ hơn. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bạn đang nghĩ đến việc dùng thuốc điều trị chứng lo âu:

Bất cứ điều gì giúp giải tỏa lo âu dài hạn cũng có khả năng làm cho các cơn lo âu của bạn ít dữ dội và ít thường xuyên hơn.

Thuốc giúp giảm lo âu ngắn hạn có thể gây ảnh hưởng nếu bạn dùng nó trong một thời gian dài.

Điều trị tình trạng lo âu có khả năng giúp bạn ngủ ngon hơn -- và cải thiện giấc ngủ cũng có khả năng giúp bạn giảm bớt lo âu!

Thuốc chống trầm cảm

Lo âu không giống như trầm cảm nhưng chúng thường đi cùng nhau. Thuốc chống trầm cảm thường có hiệu quả trong việc điều trị rối loạn lo âu. Chúng thường được sử dụng nhiều nhất trong việc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng hằng ngày để trị lo âu dài hạn.  Bạn cần dùng chúng mỗi ngày trong vài tuần trước khi bạn thấy được tác dụng hoàn toàn của thuốc.

Có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm. Hầu hết chúng hoạt động bằng cách tăng cường serotonin, một chất trong não ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. [1] Nếu một loại thuốc chống trầm cảm không có tác dụng với bạn, thì loại khác có thể.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm bao gồm:

  • Những thay đổi về giấc ngủ, sự ngon miệng, cân nặng hoặc ham muốn tình dục
  • Cảm thấy buồn nôn hoặc choáng váng
  • Đau đầu

*Một vài loại thuốc chống trầm cảm, như bupropion/Wellbutrin kích thích và đôi khi làm tăng sự lo lắng của bạn. [4] Nhiều bác sĩ do dự khi kê đơn bupropion cho một bệnh nhân đang cảm thấy lo lắng Mặt khác, nếu bạn có cả lo lắng và trầm cảm, bất cứ điều gì giúp được cho trầm cảm cũng có thể sẽ giúp được cho rối loạn lo âu!

Buspirone

Buspirone (tên thương hiệu Buspar) theo một vài cách nó tương tự như thuốc chống trầm cảm: nó được dùng hàng ngày để điều trị lo âu lâu dài hạn và nó hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến mức độ serotonin của bạn. Nó có vài tác dụng phụ tương đối so với nhiều loại thuốc điều trị lo âu khác.

Benzodiazepines

Benzodiazepines (“benzos”) là những loại thuốc chống lo âu có tác dụng nhanh. Chúng có hiệu quả nhanh chóng - thường trong vòng 30 phút đến một giờ. Chúng cũng mất đi hiệu quả nhanh - những tác động mạnh nhất sẽ biến mất trong vòng vài giờ. 

Benzodiazepin thường được kê toa để điều trị lo âu ngắn hạn, rối loạn hoảng loạn, hoặc mất ngủ (rối loạn giấc ngủ). Chúng cũng được sử dụng để điều trị co giật.

Mặc dù benzodiazepin thường được coi là an toàn và hiệu quả trong thời gian ngắn, nhưng chúng có thể gây nghiện khi sử dụng lâu dài. Nếu bạn sử dụng chúng quá thường xuyên, sau một thời gian, bạn sẽ cần liều lượng lớn hơn để có được hiệu quả tương tự. Một số người sử dụng chúng như một loại chất giảm căng thẳng và họ có thể trở nên nghiện ngập. Cách chúng hoạt động trong não tương tự như rượu - có mặt tốt và mặt hại. (Một trong những lý do rượu thường được sử dụng trong môi trường xã hội là vì nó làm giảm lo lắng xã hội của mọi người - nhưng nó có thể dẫn đến nghiện.)

Thuốc chống loạn thần không điển hình

Những loại thuốc này được gọi là “thuốc chống loạn thần” vì ban đầu chúng được sử dụng để điều trị các bệnh như tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Gần đây, chúng đang được sử dụng để điều trị các tình trạng khác, bao gồm mất ngủ (khó ngủ) và lo lắng. Các loại thuốc được sử dụng cho rối loạn lo âu được gọi là “không điển hình” hoặc thuốc chống loạn thần thế hệ thứ 2.

Giống như tất cả các loại thuốc, thuốc chống loạn thần không điển hình có thể có tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc chống loạn thần khác biệt ở chỗ đôi khi chúng có thể gây ra rối loạn vận động được gọi là Chứng loạn vận động chậm, mà tình trạng này có thể trở thành vĩnh viễn. Nếu bạn sử dụng các loại thuốc này. hãy chắc chắn rằng bạn sẽ nói với bác sĩ về các dấu hiệu cảnh báo để dự phòng.

Thuốc khác ngoài hướng dẫn

Thuốc ngoài hướng dẫn là thuốc thường được sử dụng để điều trị một vài triệu chứng, nhưng đôi khi cũng được sử dụng để điều trị thêm cả những triệu chứng khác. Ví dụ, điều trị lo âu là việc sử dụng ngoài hướng dẫn cho thuốc chống loạn thần không điển hình. Các loại thuốc khác được sử dụng ngoài hướng dẫn trong việc điều trị rối loạn lo âu bao gồm:

  • Thuốc chống co giật, thường được sử dụng để điều trị co giật, đau dây thần kinh hoặc đau xơ cơ. Những thuốc này có thể được sử dụng hằng ngày để điều trị lo âu dài hạn.
  • Thuốc kháng histamin, thường dùng để điều trị dị ứng. Những thuốc này có thể được dùng hằng ngày cho việc điều trị lo âu dài hạn hoặc có thể sử dụng cho lo âu ngắn hạn nếu cần.
  • Thuốc chẹn beta thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp hoặc các vấn đề tim mạch khác.  Những loại thuốc này được sử dụng để giảm lo âu ngắn hạn khi cần.

Thuốc kháng histamin và thuốc chẹn beta không có nguy cơ tương tự như thuốc benzodiazepin. Tất nhiên giống với tất cả các loại thuốc khác, chúng vẫn có khả năng có tác dụng phụ.

7. Tác dụng của thuốc điều trị lo âu

Điều này tùy thuộc vào loại thuốc mà bạn được kê đơn. Có nhiều loại thuốc chống lo âu khác nhau  và chúng đều hoạt động theo cách khác nhau. Nói chung bạn có thể nghĩ đến thuốc điều trị lo âu theo 2 dạng:

Thuốc điều trị dài hạn sẽ rất hữu ích nếu bạn cảm thấy lo lắng một phần đáng kể trong ngày và ở hầu hết tất cả các ngày. Chúng phải được sử dụng mỗi ngày trong một vài tuần trước khi bạn thấy được tác dụng hoàn toàn của chúng.

Thuốc điều trị ngắn hạn giúp ích trong các giai đoạn ngắn của sự lo âu dữ dội, chẳng hạn như một cơn hoảng loạn. Những thuốc này có hiệu lực gần như ngay lập tức và thường bắt đầu hết hiệu lực trong vòng vài giờ. Không nên sử dụng các thuốc này hằng ngày nếu bạn không nhận được khuyến cáo từ bác sĩ.

Thuốc điều trị dài hạn:

Thuốc chống trầm cảm (như Prozac hoặc Zoloft) được dùng hàng ngày và thường mất 4 đến 6 tuần để mọi người nhận thấy sự khác biệt. Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau và tất cả đều hoạt động có chút khác nhau.

Các loại thuốc khác đôi khi được sử dụng để điều trị chứng lo âu- buspirone, thuốc chống loạn thần không điển hình, một số thuốc kháng histamin và một số thuốc chống co giật – cũng được dùng hàng ngày và thường mất từ 4 đến 6 tuần để mọi người nhận thấy sự khác biệt.

Thuốc điều trị ngắn hạn:

Thuốc benzodiazepin (như Xanax) được dùng cho các cơn lo âu và cơn hoảng loạn khi cần thiết. Chúng hoạt động nhanh chóng (30-60 phút) và hết tác dụng sau vài giờ. Benzodiazepin có thể gây nghiện và không nên dùng hằng ngày.

Một số thuốc kháng histamin có thể được dùng khi cần thiết cho lo lắng và hoảng loạn trong thời gian ngắn và hoạt động nhanh chóng. Chúng thường được sử dụng trong điều trị dị ứng. Hydroxyzine (tên thương hiệu: Vistaril) là thuốc kháng histamine chính được sử dụng cho chứng lo âu. (Các thuốc kháng Histamin đôi khi cũng được kê đơn hằng ngày cho việc điều trị lo ấu dài hạn).

Thuốc chẹn beta, điều trị huyết áp cao và các bệnh về tim mạch đã được sử dụng để giúp giảm các triệu chứng cơ thể của lo âu (như đổ mồ hôi và đau tim). Điều này thường đánh lừa bộ não khiến nó cảm thấy ít lo lắng hơn. Những loại thuốc này được dùng để điều trị lo âu ngắn hạn khi cần thiết.

Bất kỳ loại thuốc nào bạn được kê đơn, thuốc có thể mất thời gian để có hiệu quả, vì vậy điều quan trọng là nói ra bất kỳ thay đổi hoặc thắc mắc nào với bác sĩ của bạn.

8. Thiền có thể cải thiện sức khỏe tâm thần của tôi không?

Thiền ngày càng trở nên phổ biến [1]. Với số lượng gia tăng trong việc thực hành thiền định, xu hướng này trở nên có ý nghĩa hơn. Người ta thiền định nhằm phát triển bản thân, quản lý căng thẳng và thư giãn [2]. Và hơn bao giờ hết, mọi người cũng đang thiền định vì sức khỏe tâm thần của họ.

Điều quan trọng cần lưu ý là Cơ quan Quản lý Dược phẩm Liên bang chưa xem xét thiền định như một phương pháp điều trị tâm thần. Tốt hơn là xem thiền định như một sự bổ sung cho việc chăm sóc sức khỏe tâm thần của bạn, không phải là một sự thay thế.

Như vậy, có bằng chứng lâm sàng rõ ràng cho thấy thiền định có hiệu quả [3]. Đối với bài viết này, chúng ta sẽ nói về thiền là gì và tại sao chúng ta nên xem xét đến thiền.

Thiền là gì?

Thiền thường đề cập đến một bài tập tinh thần liên quan đến sự tập trung. Tuy nhiên, có rất nhiều kiểu thiền khác nhau. Chúng tôi sẽ tập trung vào thiền định tỉnh thức, điều mà được hỗ trợ bởi  bằng chứng lâm sàng tốt nhất liên quan đến các loại khác [4]. (Các nghiên cứu lâm sàng được đề cập trong bài viết này đều đề cập đến thiền tỉnh thức.)

Đặc trưng của tỉnh thức là tập trung chú ý vào sự hiện tại.  Ví dụ, một cách để tỉnh thức tại là tập trung vào cảm giác của bạn hiện tại, thay vì kéo dài cảm giác của bạn trong quá khứ.

Mục tiêu của thiền định tỉnh thức là xây dựng được sự chú tâm. Để thực hành một bài tập cơ bản, bạn có thể đọc bài viết được xuất bản bởi Mindful này, đây một tổ chức phi lợi nhuận. (Tỉnh thức được khuyến cáo thực hành một phần nhỏ bởi Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn, ông là một trong những người đầu tiên kết hợp thiền tỉnh thức vào thực hành lâm sàng.)

Tại sao tôi nên thiền định?

Các nghiên cứu khác nhau đã khám phá những lợi ích của thiền định. Một số lợi ích tiềm năng bao gồm cải thiện trí nhớ [5], tập trung [6] và giảm đau [7]. Một số phân tích lâm sàng cũng chỉ ra rằng thiền định có hiệu quả trong việc cải thiện kết quả sức khỏe tâm thần. Hai phân tích riêng biệt đã xác nhận khả năng làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo âu của thiền [4][8]. Ngoài ra, một phân tích khác đã xác nhận khả năng giảm căng thẳng của nó [9].

Thiền cũng đã được chứng minh là ngăn ngừa tái phát trong trầm cảm [10], đặc biệt là đối với những người đã trải qua nhiều đợt tái phát.  Đối với một số người, nó có thể hiệu quả như thuốc trong việc ngăn ngừa tái phát.

Những lợi ích này là tương đối -- và thuốc cũng không phải là tất cả trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, đây có thể là một biện pháp khả thi cho bệnh nhân, những ai không muốn phải gặp nhà trị liệu hay là uống thuốc. Và đây không phải là vấn đề để chúng ta chọn một trong hai mà thiền định có thể là một bổ sung tuyệt vời cho thói quen chăm sóc sức khỏe tâm thần của bạn  

Thiền đã ảnh hưởng đến việc thực hành lâm sàng. Ví dụ: liệu pháp hành vi biện chứng (DBT), một loại liệu pháp trò chuyện, kết hợp các thực hành liên quan đến thiền định. .

Tất cả những gì đang được nói đến tương tự như các phương pháp điều trị khác, thiền định có thể không dành cho tất cả mọi người. Một nghiên cứu báo cáo rằng một số thiền giả có ít nhất một trải nghiệm khó chịu trong khi thiền, chẳng hạn như tăng sự lo lắng [11].

9. Tôi có thể nói chuyện với ai về sự lo âu của mình?

Thật dễ để cảm thấy cô đơn khi bạn đang  trải qua rối loạn lo âu. Cảm giác giống như thể không ai hiểu được điều mình đang trải qua. Và bạn thậm chí còn không thể hoàn toàn hiểu được chính mình! Làm việc với nó có thể đáng sợ, nhưng bạn không cần phải đối mặt với lo âu một mình .

Ở hiện tại, hàng trăm triệu người trên khắp thế giới vẫn sống trong sự lo âu -- hoặc đã trải qua điều này trong quá khứ. Số lượng người mà bạn quen biết trong này có thể khiến cho bạn cảm thấy ngạc nhiên. Nhiều người rất sẵn lòng trong việc lắng nghe hoặc có mong muốn được thấu hiểu.

Cũng sẽ có một số người không thể thấu hiểu, nhưng việc của bạn không phải là thuyết phục họ - mà chỉ là tiếp tục cố gắng tìm một hệ thống hỗ trợ phù hợp với bạn. Những gợi ý dưới đây cũng chỉ là: gợi ý. Hãy bắt đầu với những lựa chọn bạn cảm thấy thoải mái nhất ngay bây giờ. Bạn luôn có thể cởi mở hơn nhiều người hơn sau này.

Bạn bè và Gia đình

Nếu bạn đã có bạn bè và gia đình hỗ trợ, mở lời với họ có thể là một nơi bắt đầu tuyệt vời. Mở lòng với những người gần gủi với bạn nhất có thể khiến bạn cảm thấy nhẹ nhỏm hơn vì bạn không còn phải che giấu những gì bạn cảm thấy nữa. Bạn cũng có thể mở lòng với các huấn luyện viên, giáo viên hoặc các nhà lãnh đạo tôn giáo - những người mà bạn gần gũi trong cuộc sống cá nhân.

Chuyên gia

Những chuyên gia bạn có thể cung cấp thông tin về sức khỏe tâm thần của mình sẽ bao gồm bác sĩ, nhà trị liệu hoặc người hỗ trợ đồng đẳng. Nếu bạn đã đến gặp bác sĩ, đó có thể là một nơi tuyệt vời để bắt đầu - và họ có thể giúp bạn tìm một nhà trị liệu hoặc bất kỳ chuyên gia nào khác mà bạn có thể cần gặp. Nếu bạn đang đi học, cố vấn của bạn có thể giúp bạn trong việc này.

Nhóm hỗ trợ

 Các nhóm hỗ trợ được tạo thành từ những người đã trải qua những điều tương tự. Bạn có thể gặp họ trực tiếp hoặc trực tuyến. Họ nói về cuộc sống hàng ngày, những khó khăn và chiến lược mà họ đã sử dụng để đối phó và phát triển. Thật tốt khi bạn cảm thấy mình thuộc về một cộng đồng và có thể nghe về những người khác nói về việc đã từng trải nghiệm những điều tương tự giống bạn.

Những dòng trợ giúp ẩn danh

Đường dây nóng, đường dây hỗ trợ, hỗ trợ trực tuyến hoặc tin nhắn ngăn ngừa khủng hoảng cũng có thể giúp đỡ bạn. Chúng thường được điều hành bởi các tình nguyện viên hoặc nhân viên được đào tạo có nhiệm vụ lắng nghe những người tiếp cận. Nói chuyện với người lạ có thể giúp bạn cảm thấy an toàn hơn về những gì mình đang chia sẻ và người lạ có thể đưa ra phản hồi khách quan hơn những người liên quan đến cuộc sống của bạn.

Tôi phải nói gì đây?

Nếu bạn không biết chắc phải nói gì, hãy thử viết ra suy nghĩ của mình trước. Điều này có thể giúp bạn biết chính xác điều nên nói, vì vậy, bạn sẽ biết được cách làm thế nào để thể hiện bản thân. Bạn thậm chí có thể viết một lá thư cho người đó, nếu bạn thấy điều đó dễ dàng hơn là nói chuyện với họ. Hãy thử sử dụng một đường dây trợ giúp hoặc một nhóm hỗ trợ như một “buổi thực hành” để mở lòng với bạn bè, gia đình hoặc các chuyên gia mà bạn có thể cảm thấy lo lắng hơn khi nói chuyện với họ.

Câu hỏi thường gặp

1. Có phải tôi sẽ luôn luôn lo lắng không?
Trải nghiệm của mỗi người sẽ thay đổi. Một số người sẽ phải vật lộn với lo âu trong thời gian ngắn và sau đó không bao giờ có lại những triệu chứng đó nữa. Một vài người khác sẽ đấu tranh không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời của họ. Và một số khác phải chiến đấu liên tục với sự lo âu. Thực sự không có cách nào để biết bạn sẽ là ai trong những trường hợp này. Tất cả những gì bạn có thể làm là tập trung vào việc làm cách nào để giải quyết các triệu chứng bạn đang gặp phải bây giờ.
2. Nếu thiền là điều cần thiết, tôi có thể bắt đầu thiền như thế nào?
Không có cách “đúng” duy nhất nào trong việc thiền định. Tuy nhiên, một cách dễ dàng để bắt đầu là sử dụng apps, nơi thường xuyên cung cấp các thiền định có hướng dẫn. Một lựa chọn khác là kết hợp các thực hành thiền ngắn vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Để tìm hiểu thêm, các bạn có thể tìm kiếm một số video hướng dẫn thiền trên Youtube và lựa chọn video phù hợp. Bất cứ điều gì bạn chọn, chúng tôi hy vọng rằng bạn tìm thấy một phương pháp thực hành thiền phù hợp với bạn.

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần