` Hiểu về Lo âu (Phần 2) - MaCi Care MaCi Care
background-image

Sức khỏe tinh thần A-Z

Hiểu về Lo âu (Phần 2)

9. Sự khác biệt giữa lo âu và căng thẳng

Hai từ căng thẳng và lo lắng đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau. Vậy làm thế nào bạn có thể phân biệt sự khác nhau giữa căng thẳng thông thường và rối loạn lo âu? Cả hai đều có chung các triệu chứng về thể lý như tăng nhịp tim, căng cơ và thở gấp.  Trong cả hai trường hợp, cơ thể của bạn đều đang giải phóng hormone để kích hoạt các triệu chứng.

Căng thẳng là một phản ứng bình thường, tỷ lệ thuận với một tình huống căng thẳng hoặc áp lực bên ngoài. Cảm thấy căng thẳng về kỳ thi cuối kỳ hoặc phỏng vấn xin việc là điều bình thường.

Khi chúng ta nói về sự lo lắng như trong rối loạn lo âu, lo lắng là một tình trạng đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi hoặc những suy nghĩ không giải thích được về một điều gì đó rất tồi tệ sắp xảy ra.

Một cách khác để phân biệt sự khác nhau giữa căng thẳng và rối loạn lo âu là chú ý xem cảm giác căng thẳng của bạn kéo dài trong bao lâu. Khi căng thẳng kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần và ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày, thì bạn có thể đang trải qua sự lo âu. Bạn có thể đang tránh né một số địa điểm hoặc tình huống nhất định khi sợ hãi về những gì có thể xảy ra. Bạn thậm chí có thể cảm thấy lo lắng về việc trong thực tế bạn đang lo lắng. Nếu bạn đang có những mối lo ngại này, thì bạn không hề cô đơn. Rối loạn lo âu khá phổ biến và có thể quản lý được.

Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng hoặc lo lắng, việc liên hệ với chuyên gia sức khỏe tâm thần để giúp bạn kiểm soát cảm xúc của mình sẽ là một ý kiến không tệ. Những phương án điều trị như trị liệu tâm lý hoặc dùng thuốc có thể giúp bạn có các kỹ năng đối phó để kiểm soát căng thẳng, giải quyết các mối lo ngại về rối loạn lo âu hoặc kiểm soát các triệu chứng thể lý của căng thẳng và lo lắng.

10. Những điều cần nhớ khi nhắc đến cơn hoảng loạn

Nếu bạn đã từng trải qua cơn lo âu dữ dội, bạn có thể biết được hoảng loạn có thể đáng sợ đến như thế nào. Cơ thể của bạn đang phản ứng ở chế độ “chiến đấu hoặc bỏ chạy” đối với một mối đe dọa không tồn tại hoặc một mối đe dọa không tương xứng với một phản ứng quá cực đoan. Chúng xảy ra bất ngờ, ngay cả khi bạn đang cảm thấy thoải mái.

Khi tôi trải qua cơn hoảng loạn lần đầu tiên, tôi cảm thấy tim mình đập nhanh hơn bình thường. Tôi đã đổ mồ hôi khắp cơ thể trong khi vẫn ngồi yên. Nghe như tiếng bom nổ bên tai và tôi đang quan sát cơ thể mình từ trên cao. Tôi tưởng mình lên cơn đau tim. - Taylor A., Virginia

Bạn có thể đã gặp phải các triệu chứng tương tự. Tin tốt là một cơn hoảng loạn không kéo dài quá 10 phút, và mặc dù bạn cảm thấy như mình sắp chết nhưng bạn sẽ vẫn sống sót mà không hề bị thương.

Nếu bạn đã từng trải qua một cơn hoảng loạn, hãy nói chuyện với cha mẹ, bạn bè, tham vấn viên hoặc bất cứ ai bạn có thể tin tưởng về mối lo ngại của mình. Trị liệu tâm lý và thuốc là hai lựa chọn (nhưng không phải là duy nhất) để xem xét khi điều trị các cơn hoảng loạn. Nếu bạn thường xuyên có các cơn hoảng loạn hay bạn phát hiện mình đang tránh né một số nơi nhất định do lo sợ sẽ bị lên cơn thì đó có thể là triệu chứng của rối loạn hoảng loạn. Rất khó để tìm ra nguyên nhân chính xác của rối loạn này hoặc một cơn hoảng loạn cụ thể. Bằng cách tìm ra một phương án điều trị phù hợp, giải quyết nỗi lo lắng tiềm ẩn của bạn và các yếu tố kích hoạt có thể giúp xác định cách quản lý các triệu chứng của cơn hoảng loạn trong tương lai.

Khi một cơn hoảng loạn đang xảy ra, có một số điều giúp bạn vượt qua được nó mà bạn có thể thử.

1) Hãy nhớ rằng cơn hoảng loạn sẽ kết thúc và tiếp tục và sẽ lại xuất hiện một cơn hoảng loạn khác. Nếu bạn đã trải nghiệm một cơn hoảng loạn trước đây thì bạn hẳn biết rằng cảm giác đó thật kinh khủng và sau cùng nó sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Chúng ta càng chống lại cơn hoảng loạn bao nhiêu thì cảm giác khủng khiếp sẽ càng trở nên kinh khủng bấy nhiêu và làm cho cơn hoảng loạn trở nên tồi tệ hơn.  Đối với một số người tự cho mình không gian để nói ra, "Được rồi, đến đây đi, tôi sẽ không chạy trốn và cứ đến đây đi " cũng chỉ vừa đủ thời gian để thở và trải qua cơn hoảng loạn.

2) Thở chậm và sâu Việc thở cần được thực hành. Bạn có thể sẽ phải vật lộn vì cơ thể bạn đã quen với việc hoảng sợ và thở gấp. Giành quyền kiểm soát từ sự lo lắng và hoảng loạn là rèn luyện lại cơ thể và não bộ để có thể phản ứng tốt hơn. Bạn có thể hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, mím môi để tạo ra tiếng khi thở ra, và xem bụng có căn lên không. Bạn cũng có thể thử đếm – khi hít vào và thở ra. 3 giây hít vào, 5 hoặc 6 giây thở ra.

3) Trò chuyện với bản thân Nói to nếu bạn cần. Nói với bản thân những gì bạn cần nghe để cảm thấy tốt hơn. Nhắc nhở bản thân là bạn không phải sắp chết. Hát một bài hát, mô tả những gì xung quanh bạn. Thực hành kỹ thuật tiếp đất khi bạn tập trung vào môi trường xung quanh  chứ không phải là nơi mà bộ não hoảng loạn của bạn muốn đi.

4) Tiếp cận. Khi mọi thứ bình tĩnh, hãy tiếp cận những người có thể hỗ trợ bạn. Thật tốt khi được trút bầu tâm sự, tìm kiếm những người khác mà bạn có thể chia sẻ trải nghiệm, người mà có thể giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và khuyến khích bạn tiếp tục cố gắng những khi  bạn đang muốn chạy trốn.

Cuối cùng – hãy làm bất cứ điều gì có hiệu quả, nhưng đừng lựa chọn việc buông xuôi mọi thứ.

10. Những điều cần nhớ khi nhắc đến sang chấn

  • Khái niệm

Nếu bạn đã nhìn thấy hoặc trải qua một cái gì đó thực sự rất sốc hoặc khiến bạn sợ hãi, bạn có thể đang đối mặt với sang chấn. Bất kỳ điều gì gây ra nhiều căng thẳng cho bạn đều có thể gây sang chấn. Sang chấn ở mỗi người là khác nhau - điều gì có vẻ bình thường đối với người khác lại có thể gây ra sang chấn cho bạn.

Một trải nghiệm sang chấn có thể là một sự kiện đe dọa đến sự an toàn của tính mạng, như một tai nạn xe hơi. Nó có thể là một cái gì đó mang tính cảm xúc và xã hội hơn. Sang chấn có thể là sự kiện diễn ra một lần, giống như một cuộc tấn công bạo lực. Hoặc là nó vẫn đang xảy ra, giống như việc bị bỏ rơi thời thơ ấu. Những thứ như lạm dụng, thiên tai, cái chết bất ngờ, bắt nạt, nghèo đói và phân biệt đối xử đều có thể gây ra phản ứng sang chấn.

  • Diễn biến:

Hầu hết mọi người cảm thấy lo lắng và sợ hãi trong và sau một sự kiện sang chấn. Một trong số đó hình thành những triệu chứng lâu dài gây ảnh hưởng đến hoạt động sống hằng ngày.

Sang chấn có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng nó ảnh hưởng đặc biệt lâu dài đến trẻ em, bởi vì não của chúng vẫn đang trong quá trình phát triển.

Tất cả chúng ta đều phản ứng với các tình huống và cảm xúc khác nhau, vì vậy không phải ai trải qua cùng một sự kiện như bạn cũng sẽ có cùng một phản ứng. Suy nghĩ, cảm xúc hay hành động sau khi trải qua sự kiện sang chấn không hề có "đúng" hay "sai". Nhưng bạn có thể thấy mình đang xuất hiện một số các triệu chứng sau:

Về cảm xúc:

  • Sợ hãi, lo lắng
  • Sốc, không tin
  • Hoang mang, khó tập trung
  • Tức giận
  • Tội lỗi, xấu hổ
  • Buồn bã, tuyệt vọng
  • Cảm thấy mất kết nối hay tê dại
  • Cảm giác như mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn

Về thể chất:

  • Khó ngủ, ác mộng.
  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Chóng mặt, run rẩy
  • Tim đập mạnh, nhịp thở nhanh.
  • Cảm giác bồn chồn
  • Đau/nhức cơ thể, căng cơ
  • Tăng sử dụng chất gây nghiện
  • Ảnh hưởng của sang chấn 

Các triệu chứng sang chấn thường kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Sang chấn là điều khó khăn với tâm trí. Bạn có thể cảm thấy mình không bình thường trong một thời gian. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng sẽ mất dần khi thời gian qua đi và vì bạn xử lý những gì đã xảy ra. Một khi bạn đã cảm thấy tốt hơn, thông thường những ký ức hoặc cảm xúc đau buồn thỉnh thoảng sẽ xuất hiện trở lại — đặc biệt là khi phản ứng lại những ngày xảy ra sự kiện hoặc những thứ khác khiến bạn nhớ lại sang chấn. Những thứ gợi lại ký ức hoặc các triệu chứng của sang chấn được gọi là yếu tố kích hoạt.

Nếu các triệu chứng của bạn không hết hoặc nếu chúng trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể đang phải đối mặt với rối loạn stress sau sang chấn (PTSD). Mặc dù nguy hiểm đã qua đi, não của bạn vẫn đang "mắc kẹt" trong nỗi sợ hãi đó và gặp khó khăn trong việc vượt qua nó. Những người mắc phải PTSD có thể trải qua lo âu nghiêm trọng, có những hồi tưởng và ký ức liên tục từ sự kiện.

Sang chấn cũng có thể dẫn đến các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, như trầm cảm và lo âu. Điều này đặc biệt phổ biến đối với những người phải đối mặt với sang chấn khi còn nhỏ. Trẻ em thường không có các kỹ năng đối phó mà chúng cần để xử lý sang chấn. Điều này có thể dẫn đến những tác động đau khổ khi sang chấn tái xuất hiện trong cuộc sống sau này. Những người đã trải qua sang chấn cũng có thể sử dụng thuốc và rượu như một cách để tự chữa lành.

Câu hỏi thường gặp

Tôi có phải chung sống với sang chấn suốt đời không?
Hãy kiên nhẫn với chính mình! Sang chấn rất khó để giải quyết - nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ tốt trở lại. Có rất nhiều cách để những người bị sang chấn đối phó với các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Nhiều người đã trải qua sang chấn sống trọn vẹn với sự giúp đỡ từ hệ thống hỗ trợ, trị liệu tâm lí, thay đổi lối sống và/hoặc dùng thuốc. Nếu bạn nghĩ mình có thể mắc phải các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu hay PTSD, vui lòng làm thử trắc nghiệm sàng lọc sức khỏe tâm thần của chúng tôi.

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần