` Hiểu về rối loạn lưỡng cực (Phần 1) - MaCi Care MaCi Care
background-image

Sức khỏe tinh thần A-Z

Hiểu về rối loạn lưỡng cực (Phần 1)

1, Khái niệm

Bị rối loạn lưỡng cực không giống như chỉ là một người “buồn vui thất thường”. Những người bị rối loạn lưỡng cực trải qua thời gian  dài có  tâm trạng và năng lượng cực cao được gọi là hưng cảm, và giai đoạn kéo dài khi tâm trạng và năng lượng cực thấp được gọi là trầm cảm. Các giai đoạn này có thể khác nhau về độ dài, nhưng chúng thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Trong thời gian đó, sẽ có những giai đoạn mà bạn cảm thấy “bình thường”.

2. Hưng cảm

Trong giai đoạn hưng cảm, bạn có thể trải qua một số điều sau:

  • có nhiều năng lượng
  • cảm thấy không thể dừng lại
  • tư duy dồn dập
  • không muốn ngủ 
  • hành vi bốc đồng như tiêu quá nhiều tiền, quan hệ tình dục không an toàn hoặc lạm dụng ma túy và rượu bia
  • Có các triệu chứng loạn thần - hoang tưởng, nhìn hoặc nghe thấy những thứ không có thực

Bạn có thể nhận thấy rằng một số triệu chứng nghe có vẻ thú vị, trong khi những triệu chứng khác lại khá đáng sợ. Hầu hết mọi người đều cảm thấy tuyệt vời trong giai đoạn hưng cảm - nhưng sau đó họ thường đưa ra những quyết định sai lầm khiến họ phải hối hận. Đôi khi trong một giai đoạn hưng cảm thực sự nghiêm trọng, người đó phải nhập viện.

Hưng cảm nhẹ là một dạng hưng cảm ít dữ dội hơn. Các triệu chứng của chúng đều tương tự nhau nhưng ảnh hưởng của  hưng cảm nhẹ đến cuộc sống hàng ngày của mọi người thì không quá nghiêm trọng.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng đây là những thay đổi lớn so với một người bình thường trước đó. Nếu bạn luôn nói nhanh, đưa ra quyết định bốc đồng và không ngủ nhiều thì đó không phải là dấu hiệu của một giai đoạn hưng cảm.

3. Trầm cảm

Trong giai đoạn trầm cảm, bạn có thể trải qua một số điều sau:

  • cảm thấy vô dụng, tê liệt hoặc trống rỗng,
  • Ít có năng lượng 
  • thay đổi thói quen ngủ và ăn uống
  • nghĩ về cái chết hoặc tự tử

Những triệu chứng này cũng xuất hiện trong chứng trầm cảm đơn cực. Nhưng những người bị rối loạn lưỡng cực có nguy cơ tự tử cao hơn những người chỉ bị trầm cảm.

4. Các khía cạnh khác của rối loạn lưỡng cực

Giai đoạn hưng cảm và trầm cảm thường kéo dài vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Khi một người  trải qua bốn hay nhiều hơn các giai đoạn này trong vòng một năm, đó được gọi là “chu kỳ  nhanh”.

Bạn cũng có thể bị hưng cảm và trầm cảm cùng một lúc. Đây được gọi là "giai đoạn hỗn hợp".

Khi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực có thể bạn sẽ cảm thấy đáng sợ, nhưng đó không phải là ngày tận thế. Với sự kết hợp của trị liệu tâm lý, thay đổi lối sống, các nguồn lực  hỗ trợ hoặc thuốc sẽ giúp mọi người có thể sống một cuộc sống trọn vẹn và có ý nghĩa hơn. Có rất nhiều người sống chung với chứng rối loạn lưỡng cực nhưng vẫn thành công và có những đóng góp to lớn cho thế giới, cho cộng đồng và cho những người thân yêu của họ.

Nếu bạn cho rằng mình có thể bị rối loạn lưỡng cực, hãy làm thử bài test lưỡng cực và tiếp tục khám phá trang web của chúng tôi để tìm hiểu thêm.

5. Có mấy loại rối loạn lưỡng cực

Tất cả chúng ta đều trải qua những vui buồn trong cuộc sống, nhưng những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực trải qua chúng ở mức cực điểm trong một khoảng thời gian dài. Những thay đổi bất thường trong tâm trạng được đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm. Có bốn loại rối loạn lưỡng cực chính. Sự khác biệt chính là cường độ của các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm. Giữa những giai đoạn này, người bị rối loạn lưỡng cực thường cảm thấy “bình thường”.

Rối loạn lưỡng cực I

Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực I đã có ít nhất một giai đoạn hưng cảm trong đời của họ. Hầu hết những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực I đều bị trầm cảm. Nhìn chung, có một mô hình chu kỳ giữa hưng cảm và trầm cảm, đó là nơi bắt nguồn của thuật ngữ “hưng - trầm cảm”.

Rối loạn lưỡng cực II

Những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực II đã từng có một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm chủ yếu và ít nhất một giai đoạn  hưng cảm nhẹ.  hưng cảm nhẹ là một loại hưng cảm ít nghiêm trọng hơn, và không cao quá mức để đạt đến hưng cảm “toàn phần”. 

Rối loạn lưỡng cực chu kỳ

Rối loạn lưỡng cực chu kỳ tương tự như rối loạn lưỡng cực, nhưng ít nghiêm trọng hơn. Sự thay đổi khí sắc  không bao giờ đạt đến cường độ cao hoặc kéo dài như ở các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm. Những người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực chu kỳ thường có triệu chứng giữa  hưng cảm nhẹ và trầm cảm nhẹ trong ít nhất hai năm. Mặc dù ở mức độ nhẹ, nhưng các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực chu kỳ vẫn có thể cản trở cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ.

Rối loạn lưỡng cực không định rõ

Những người có các triệu chứng trầm cảm, hưng cảm và  hưng cảm nhẹ nhưng không phù hợp với các tiêu chuẩn chẩn đoán củachứng rối loạn lưỡng cực I, rối loạn lưỡng cực II hoặc rối loạn lưỡng cực chu kỳ có thể được chẩn đoán là rối loạn lưỡng cực không định rõ.

Các thuật ngữ khác liên quan đến rối loạn lưỡng cực

Bạn có thể nghe thấy mọi người sử dụng các thuật ngữ “chu kỳ  nhanh”, “giai đoạn hỗn hợp” hoặc “những nét hỗn hợp” để mô tả chứng rối loạn lưỡng cực của một cá nhân. Đây không phải là những loại rối loạn lưỡng cực riêng biệt. Chúng là các triệu chứng có thể xuất hiện trong bất kỳ loại rối loạn lưỡng cực nào.

Chu kỳ nhanh là khi một người trải qua bốn hoặc nhiều hơn các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm trong một năm. Chu kỳ  nhanh có thể xảy ra trong bất kỳ loại rối loạn lưỡng cực nào và có thể lặp đi lặp lại trong suốt một đời người.

Bạn cũng có thể bị hưng cảm và trầm cảm cùng một lúc. Đây được gọi là giai đoạn hỗn hợp hoặc giai đoạn có những nét hỗn hợp.

6. Tôi là người mắc rối loạn lưỡng cực hay chỉ buồn vui thất thường?

Rất nhiều lần khi mọi người nói ai đó là " lưỡng cực", chúng thực sự có nghĩa là “buồn vui thất thường". Những người buồn vui thất thường có thể vui một phút rồi buồn ngay sau đó. Đôi khi họ thay đổi quyết địnhrất nhiều. Việc trải qua những vui buồn là điều bình thường, đặc biệt là khi có điều xảy ra khiến ta cảm thấy vui vẻ hoặc buồn rầu. Một số người buồn vui thất thường nhiều hơn những người khác, hoặc chỉ cởi mở hơn về những cảm xúc của họ — và những điều này thì không sao cả. Nhưng nếu sự thay đổi khí sắc bắt đầu cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn, bạn có thể tự hỏi rằng liệu mình có thực sự bị rối loạn lưỡng cực hay không.

Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến khoảng 3% người trưởng thành ở Hoa Kỳ. Rối loạn lưỡng cực không giống với việc tâm trạng thất thường. Những người bị rối loạn lưỡng cực có các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm xen kẽ. Hưng cảm là khi có một giai đoạn có nhiều năng lượng hoặc tâm trạng cực kỳ hưng phấn. Họ thường cảm thấy rất phấn khích trong giai đoạn hưng cảm và đưa ra những quyết định bốc đồng. Trầm cảm thì hoàn toàn ngược lại - đây là khi cạn kiệt nguồn năng lượngcùngvới cảm giác buồn bã hoặc tuyệt vọng. Căng thẳng có thể kích hoạt một trong những giai đoạn này, nhưng thường sự thay đổi xảy ra mà không có bất kỳ lời giải thích rõ ràng nào.

Các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm thường kéo dài vài tuần. Nếu tâm trạng của bạn thay đổi đáng kể từ ngày này sang ngày khác, đó thường không phải là dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực. (Nhưng bạn vẫn có thể bị rối loạn lưỡng cực và cũng có thể chỉ là tâm trạng thất thường.)

Nếu bạn nghĩ mình có thể bị rối loạn lưỡng cực, hãy bắt đầu bằng cách làm bài kiểm tra rối loạn lưỡng cực miễn phí. Nếu kết quả là âm tính (không có khả năng bị rối loạn lưỡng cực) và bạn vẫn cảm thấy buồn bực thì đó là một vấn đề  hãy thử thực hiện một số bài kiểm tra khác, chẳng hạn như các bài kiểm tra trầm cảm và lo âu.

7. Điều gì gây ra rối loạn lưỡng cực?

Giống như các bệnh tâm thần khác, rối loạn lưỡng cực không có một nguyên nhân duy nhất. Thay vào đó, nó có nhiều nguyên nhân và được gọi là các yếu tố nguy cơ. Càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì bạn càng có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn lưỡng cực.

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây rối loạn lưỡng cực, dưới đây là một vài ví dụ:

  • Di truyền. Rối loạn lưỡng cực thường có nguồn gốc từ gia đình.
  • Môi trường. Sống trong môi trường căng thẳng có thể khiến bạn dễ mắc chứng rối loạn lưỡng cực nhiều hơn. Như khi sống trong cảnh nghèo đói hoặc trong một gia đình bạo hành sẽ khiến não bộ của bạn căng thẳng và thường kích hoạt cơn hưng cảm hoặc trầm cảm.
  • Sang chấn thời thơ ấu. Ngay cả khi bạn không còn ở trong một môi trường căng thẳng nhưng những điều đã xảy ra với bạn lúc nhỏ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bạn.
  • Các sự kiện căng thẳng: như mất người thânhoặc bị tai nạn xe hơi.
  • Những thói quen không lành mạnh: như ngủ không đủ giấc, hoặc không ăn uống.
  • Chất kích thích và rượu bia: Lạm dụng chất và rượu bia khiến bạn có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Nó cũng có thể làm ta khó phục hồi sau khi bị rối loạn lưỡng cực. Một số loại ma tuý — bao gồm một số loại  dược phẩm có thể gây ra các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm.
  • Cân bằng hóa học trong não. Rối loạn lưỡng cực liên quan đến sự mất cân bằng của các chất hóa học tự nhiên trong não và cơ thể của bạn.

Những yếu tố nguy cơ này không chỉ ảnh hưởng đến những người đã cóchứng rối loạn lưỡng cực từ đầu. Chúng còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khi  họ đang trải qua các triệu chứng đó. Đôi khi, giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm được kích hoạt bởi một sự kiện căng thẳng. Ở những lần khác thì nó chỉ thế mà diễn ra..

Bạn cũng có thể cải thiện sức khỏe tâm thần của mình bằng cách hành động để giảm các yếu tố nguy cơ. Điều đó có thể bao gồm như tìm cách điều trị, chẳng hạn như thuốc hoặc trị liệu tâm lý.

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần