` Hỗ trợ sức khỏe tinh thần - MaCi Care MaCi Care
background-image

Sức khỏe tinh thần A-Z

Hỗ trợ sức khỏe tinh thần

Đừng ngần ngại yêu cầu sự trợ giúp

Các vấn đề sức khỏe tâm thần thật khó chia sẻ và khó hiểu, rồi sau đó việc phải giữ bí mật với người khác khiến bạn mệt mỏi và bị xa lánh. Khi bạn đang đối mặt với một điều gì đó quá khó khăn, bản năng muốn chia sẻ có thể bị kìm hãm bởi vì bạn cảm thấy ngại ngùng hoặc lo sợ về cách người khác sẽ phản ứng. Đặc biệt hơn nếu chúng ta không hiểu  chuyện gì đang diễn ra thì khả năng lớn họ sẽ phản bác hoặc nói với chúng ta những điều đáng sợ như chúng ta đang nghĩ về bản thân, và việc đó còn tệ hơn.

Thật lo lắng khi chia sẻ bất cứ điều gì chứ không chỉ những việc mang tính rất riêng tư. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết có nhiều người bạn quen cũng đã hoặc đang đối mặt với chứng trầm cảm, lo âu, những vấn đề về giọng nói trong đầu hoặc suy nghĩ của họ. Nếu họ có thể chưa trải qua thì hầu hết ai cũng sẽ có thành viên trong gia đình hoặc bạn bè đã từng bị.  Mặc dù không phải ai cũng hiểu được, nhưng nhiều người sẽ hiểu được điều này.

Bất kể bạn chọn  cách nào, điều quan trọng là cần liên hệ với những người khác để nhận được sự trợ giúp. Tiếng nói bên trong thường có khi mắc bệnh tâm thần thường thuyết phục bạn rằng người khác sẽ không muốn nghe thấy sự vật vã của bạn hoặc sẽ không thể giúp đỡ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người cho thấy lại khác. Cho dù đó là bạn bè, thành viên trong gia đình, giáo viên, huấn luyện viên, chuyên gia trị liệu, nhóm hỗ trợ, đường dây nhắn tin, đường dây nóng hay người lạ trên internet, việc chia sẻ và thừa nhận cảm xúc của mình  với người khác là bước quan trọng đầu tiên.

Bất kỳ ai bạn quyết định nói chuyện cùng đều có thể giúp bạn thảo luận về những gì bạn đang trải qua. Đặc biệt là khi người kia cũng từng trải qua điều đó, bạn sẽ cảm thấy cuối cùng mình không còn cô đơn nữa.  Thậm chí họ còn giúp bạn xem xét về những gì có thể làm tiếp theo. Bản thân tự nghiên cứu một số điều này giúp bạn có sự chuẩn bị hơn nếu bạn lo lắng không biết phải nói gì. Tìm hiểu và tìm ngôn ngữ để diễn đạt trải nghiệm của mình khiến bạn yên tâm hơn.

Hãy nhớ, bạn không cần phải chia sẻ với tất cả mọi người trong cuộc đời mình, nhưng điều quan trọng là nên bày tỏ với một ai đó. Bạn không nên đối mặt với điều này một mình.

Lên kế hoạch tự trợ giúp

Xác định những nguồn lực hỗ trợ khả thi và tin cậy của bạn

Hãy nghĩ về những người trong cuộc sống của bạn có khả năng đưa ra những hỗ trợ tích cực mà bạn cần. Suy nghĩ những điều cụ thể họ có thể làm để giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong thời gian khó khăn. Chẳng hạn như: một người nào đó bạn có thể gọi mà chỉ lắng nghe, một ai đó để đi chơi cùng mặc dù năng lượng của bạn khá thấp hay một người nào đó để đi dạo cùng.

Khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, sẽ hữu ích nếu có người để bạn liên hệ lúc khẩn cấp, đề ra các hành động cụ thể mà họ có thể hỗ trợ giúp bạn bạn ổn trở lại.

Nếu bạn gặp một chuyên gia trị liệu hoặc bất kỳ chuyên gia sức khỏe tâm thần nào khác thì hãy lưu lại thông tin liên lạc của họ. Hỏi xem bạn có thể liên hệ với họ ngoài buổi hẹn thông thường được không nếu bạn đang gặp khủng hoảng. Nếu không thể, hãy tìm đường dây ấm, tin nhắn hoặc đường dây nóng để bạn liên hệ.

Bạn nên chia sẻ kế hoạch xử lý khủng hoảng với hệ thống hỗ trợ của mình. Sẽ tiện hơn nếu bạn bè và gia đình hiểu cách nhận biết các dấu hiệu khủng hoảng và cách bạn muốn họ giúp mình. Đây cũng là dịp tốt để bạn bắt đầu chia sẻ về sức khỏe tinh thần của bản thân. Cũng sẽ hữu ích khi viết ra những hướng dẫn chi tiết về bệnh tâm thần (PAD) với kế hoạch bao gồm những gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe cho riêng mình.

Nhận biết một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần đang đến

Các tác nhân như con người, địa điểm, lời nói hoặc tình huống làm tăng cảm xúc tiêu cực. Chúng gây khó khăn cho việc đối phó với các triệu chứng của sức khỏe tâm thần. Khi bạn khỏe, việc tiếp xúc với các tác nhân này sẽ giúp bạn giảm bớt những trải nghiệm tiêu cực lúc bạn căng thẳng. Chẳng hạn, nếu việc đi đến cửa hàng tạp hóa hoặc băng qua cầu là điều đáng sợ thì bạn hãy thực hiện từng bước nhỏ để làm quen với những tình huống này. Có một số yếu tố kích hoạt như la hét hoặc các mối quan hệ  lạm dụng mà bạn nên cân nhắc tránh xa chúng. Xác định một số tác nhân mà bạn có khả năng khắc phục và tìm xem có những yếu tố kích hoạt nào mà bạn nên tránh.

Dấu hiệu cảnh báo sớm là những thay đổi cá nhân trong suy nghĩ hay hành vi cho thấy mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn.  Bạn càng can thiệp sớm khi những dấu hiệu này xảy ra thì càng tốt. Sử dụng các dòng bên dưới để suy nghĩ về các dấu hiệu cảnh báo sớm. Một số dấu hiệu như: Thu rút xã hội hơn hai ngày, cảm thấy kích động đến mức bạn đã không ngủ trong ba ngày trở lên hoặc cảm thấy khó khăn khi rời khỏi giường. Khi những dấu hiệu này xảy ra, bạn cần liệt kê các bước tiếp theo để tìm sự trợ giúp như gọi cho nhà cung cấp dịch vụ trị liệu hay gọi cho người mà bạn có thể liên hệ lúc khẩn cấp.

Các hành động cần thực hiện

Căng thẳng có thể xảy ra khi dường như bạn có quá nhiều việc phải hoàn thành và không có đủ thời gian để làm việc đó. Hoặc đôi khi các triệu chứng của bệnh tâm thần trở lại, mọi sinh hoạt thường ngày trở nên căng thẳng. Khi căng thẳng xảy đến, nó thường ảnh hưởng đến giấc ngủ. Xác định các bước bạn cần thực hiện để giảm căng thẳng.  

Câu hỏi thường gặp

1. Tôi có nên nói chuyện với ai về tình trạng sức khỏe tinh thần của mình?
Trong danh sách dưới đây, sẽ có một số người không hiểu được nhưng thuyết phục họ không phải là việc của bạn, bạn chỉ cần tiếp tục cố gắng tìm một nguồn lực hỗ trợ phù hợp với bản thân. Những đề xuất dưới đây chỉ là gợi ý. Bạn có thể bắt đầu với bất cứ lựa chọn nào miễn bạn cảm thấy thoải mái nhất lúc này. Sau này có thể bạn sẽ mở lòng được với nhiều người hơn. 1. Bạn bè và gia đình: Nếu bạn nhận được sự ủng hộ từ bạn bè và gia đình thì việc mở lòng với họ là một điều rất tốt. Bạn cũng có thể mở lòng với các giáo viên hoặc bất kỳ ai mà bạn thấy thân thiết trong cuộc sống của mình. 2. Chuyên gia: Đó là các bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý. Nếu bạn đang đi học thì chuyên viên tâm lý học đường sẽ giúp bạn điều này. 3. Các nhóm hỗ trợ: Các nhóm hỗ trợ được thành lập từ các cá nhân đã trải qua những hoàn cảnh tương đồng, và mục tiêu của nhóm là cùng giúp nhau vượt qua khó khăn. Nhóm có thể hoạt động trực tuyến hoặc trực tiếp. 4. Đường dây hỗ trợ ẩn danh: Đường dây nóng, đường dây ấm, hỗ trợ trực tuyến (gọi điện, video....) hoặc qua tin nhắn cũng đều giúp bạn cảm thấy an toàn hơn trong thời điểm này.
2. Tôi nên bắt đầu từ đâu khi nói về tình trạng sức khỏe tinh thần của mình?
Nếu bạn không chắc nên nói gì, vậy thì hãy thử viết ra những suy nghĩ của mình trước. Điều này giúp bạn hiểu rõ lời nói của bản thân để bạn biết làm thế nào thể hiện nó. Thậm chí bạn có thể viết thư cho người mà bạn muốn chia sẻ vấn đề của mình - nếu bạn thấy nói qua thư dễ hơn là nói trực tiếp với họ. Hãy thử sử dụng một đường dây trợ giúp hoặc một nhóm hỗ trợ để “thực hành” mở lòng với bạn bè, gia đình hay các chuyên gia mà bạn cảm thấy lo lắng hơn nếu trò chuyện trực tiếp.

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần