` Sống chung với lo âu (Phần 1) - MaCi Care MaCi Care
background-image

Sức khỏe tinh thần A-Z

Sống chung với lo âu (Phần 1)

1. Nghĩ về những điều tồi tệ có thể xảy ra

Đôi khi bạn có thể cảm thấy như tâm trí đang chống lại bạn. Bạn đang cố gắng sống cuộc sống của mình, nhưng não của bạn lại không ngừng tập trung vào những điều tồi tệ có thể xảy ra. Kể cả những điều đó có thực sự xảy ra hay không, những suy nghĩ này vẫn có thể khiến bạn bực bội - và mệt mỏi. Nó sẽ khiến bạn mất rất nhiều năng lượng cho việc luôn lo lắng trong mọi lúc.

Cảm xúc mà bạn cảm nhận được khi lúc nào cũng lo lắng được gọi là lo âu. Cơ thể bạn căng cứng và tâm trí của bạn sẽ tập trung vào điều bạn lo lắng. Điều đó làm bạn có thể khó tập trung vào những điều khác. Lo âu cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và khiến bạn trở nên khó ngủ.

Một chút lo lắng có thể mang lại lợi ích. Ví dụ, nếu bạn đang lo lắng về kỳ thi sắp tới, nó có thể thúc đẩy bạn học tập, điều đó khiến bạn có cảm giác đã có sự chuẩn bị tốt hơn. Nhưng sự lo lắng có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát. Nếu bạn lo lắng đến mức không thể tập trung vào việc học, thì sự lo lắng đó không còn hữu ích nữa.

2. Lo lắng về các vấn đề thực tế trong cuộc sống

Việc cảm thấy lo lắng về điều gì đó có thể xảy ra trong thực tế là điều rất bình thường. Ví dụ, nếu bạn sắp chuyển đến một thành phố mới, tất nhiên bạn sẽ thấy lo lắng - vì toàn bộ cuộc sống của bạn có thể bị đảo lộn! Nhưng một khi bạn chuyển đến đó và đã trải qua một thời gian để ổn định thì nỗi lo của bạn có thể sẽ qua đi.

Khi cơn lo âu tới, hãy dành cho bản thân một chút thời gian nhất định, khoảng nửa giờ để ngồi lại với nỗi lo đó. Lập danh sách tất cả mọi thứ bạn có thể làm để chuẩn bị cho điều mà bạn đang lo lắng. Lần tới khi bạn cảm thấy lo âu, hãy sử dụng một kỹ năng đối phó để đưa sự lo âu của bạn xuống dưới mức có thể kiểm soát được, sau đó nhìn vào danh sách và xem liệu bạn có thể làm được điều nào trên đó. Và nếu không có thì sao? Hãy thực hành một kỹ năng đối phó và tiếp tục thôi.

3. Những nỗi lo phi lý

Khi bạn lo lắng về một điều gì đó rất khó xảy ra hoặc nếu bạn lo lắng một cách quá mức về điều gì đó tương đối nhỏ, sự lo lắng của bạn được xem là Phi lý (“Phi lý” là một từ khác để chỉ “không thực tế”). Đôi khi, khi mọi người nhận ra nỗi sợ hãi của họ là phi lý, họ sẽ không còn lo lắng về những điều đó nữa. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra, đặc biệt nếu bạn bị rối loạn lo âu. Nếu các bạn nghĩ rằng mình có thể bị rối loạn lo âu, hãy thực hiện sàng lọc sức khỏe tâm thần để tìm hiểu xem tình trạng của bản thân có thật sự như vậy hay không. May mắn thay, rối loạn lo âu có thể điều trị được.

4. Các loại suy nghĩ xâm nhập

Một ngày của bạn đang diễn ra bình thường và bỗng dưng bạn bị tấn công bởi một suy nghĩ kỳ quái, không thoải mái - thậm chí là làm bạn thấy sốc. Có thể bạn đang nói chuyện với ai đó, và đột nhiên bạn tưởng tượng rằng mình đang đấm vào mặt họ. Hoặc bạn không thể ngừng hình dung những người ngẫu nhiên xuất hiện trước mặt bạn đang khỏa thân, Bạn không muốn nghĩ về những thứ này, vậy tại sao nó cứ tiếp tục diễn ra?

Những điều này được gọi là suy nghĩ xâm nhập và tất cả mọi người thỉnh thoảng cũng có chúng. Thông thường, mọi người có thể bỏ qua những suy nghĩ và tiếp tục công việc của mình. Nhưng đôi khi, những suy nghĩ xâm nhập có thể vượt khỏi tầm kiểm soát. Nếu suy nghĩ của bạn đang gây cho bạn nhiều phiền toái hoặc cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn, đó có thể là một dấu hiệu của rối loạn tâm thần. Tìm kiếm cách điều trị có thể giúp bạn học cách quản lý những suy nghĩ này.

Hãy cùng xem qua một vài loại suy nghĩ xâm nhập khác nhau và chúng có thể mang ý nghĩa gì.

5. Suy nghĩ về việc làm tổn thương bản thân hoặc người khác

Đôi khi những suy nghĩ xâm nhập có thể mang tính bạo lực. Bạn có thể suy nghĩ về việc làm tổn thương bản thân hoặc người khác. Thông thường, điều này không có chủ đích - có nghĩa là bạn không thực sự  muốn nó; đó chỉ là một suy nghĩ ngẫu nhiên nảy ra trong đầu bạn. Nhưng bạn có thể sẽ sợ rằng sâu trong tâm trí, một phần của bạn muốn hành động như vậy, và đó là lý do tại sao bạn nghĩ về nó rất nhiều.

Những suy nghĩ như thế này có thể là một dấu hiệu của rối loạn lo âu, chẳng hạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Những người trải qua trầm cảm sau sinh cũng có thể có những suy nghĩ xâm nhập về việc làm hại con của họ.

Nếu bạn có bất kỳ ý định nào trong việc sẽ làm theo những suy nghĩ này, hoặc nếu bạn thực sự đã hành động, điều đó đã vượt quá tầm của suy nghĩ xâm nhập. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi kiểm soát hành vi gây hấn , bạn sẽ cần phải học cách quản lý cảm xúc của mình theo hướng mang tính xây dựng hơn.

6. Suy nghĩ tình dục xâm nhập

Hầu hết mọi người - bất kể giới tính - suy nghĩ về tình dục khá nhiều  Nó hoàn toàn tự nhiên. Nhưng nếu bạn cảm thấy xấu hổ về những suy nghĩ này hoặc bạn nghĩ rằng có chúng khiến bạn trở thành một người xấu, bạn có thể bị mắc kẹt với điều này. Hãy nhớ rằng suy nghĩ chỉ là suy nghĩ - ngay cả khi những suy nghĩ này gây sốc hoặc xuất hiện thường xuyên, chúng cũng không quyết định bạn là người như thế nào.

Mọi người cũng thường có suy nghĩ xâm nhập về bản dạng giới hay tính dục của họ. Tìm ra bản dạng giới của chính mình có thể là một quá trình dài và khó khăn. Điều này có thể gây căng thẳng và cũng có nghĩa rằng là bạn sẽ nghĩ về nó rất nhiều. Và điều đó cũng phổ biến với những người có OCD bị ám ảnh về những suy nghĩ dường như không phù hợp với bản dạng giới. Ví dụ, bạn có thể xác định mình là đồng tính nữ, nhưng lại có suy nghĩ xâm nhập trong việc quan hệ tình dục với một người đàn ông.

7. Trò chuyện tiêu cực với bản thân

Suy nghĩ tiêu cực về bản thân là một triệu chứng phổ biến của trầm cảm. Khi bạn cảm thấy tụt mood, bạn sẽ dễ dàng mắc kẹt với những suy nghĩ như "Tôi là một kẻ thất bại" hoặc "Tôi chẳng có giá trị gì." Cảm xúc đằng sau những suy nghĩ này có thể mạnh mẽ đến mức khiến bạn cảm thấy nó giống sự thật hơn là một ý nghĩ xâm nhập.

Những suy nghĩ tiêu cực thường rơi vào những khuôn mẫu chung, gọi là những chiếc bẫy suy nghĩ. Những lối tắt tinh thần mà ta có này có thể khiến ta mắc kẹt trong suy nghĩ tiêu cực của chính mình.  Một cách để đối phó với chúng là tái điều chỉnh và tìm cho chúng ta những cách suy nghĩ mới, tích cực hơn về các tình huống tương tự. Bạn có thể tìm thấy danh sách về các bẫy suy nghĩ phổ biến và cách để điều chỉnh lại chúng.

8. Suy nghĩ hoang tưởng

Nếu suy nghĩ của bạn kỳ lạ hoặc hoang tưởng, bạn có thể trải qua các dấu hiệu của loạn thần. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy như FBI đang theo dõi mọi thứ bạn làm, hoặc ai đó đang cố đầu độc bạn. Bạn thậm chí có thể  nhìn thấy hoặc nghe thấy những thứ mà không ai khác thấy. Loạn thần có thể là dấu hiệu của một rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực. Đôi khi ma túy cũng có thể là nguyên nhân gây loạn thần.

9. Những suy nghĩ xâm nhập khác

Đây chỉ là một vài trong số những loại suy nghĩ xâm nhập phổ biến nhất. Và còn rất nhiều loại suy nghĩ xâm nhập khác nữa. Điều quan trọng là bạn nhận ra rằng những suy nghĩ xâm nhập là điều gì đó có thể xảy ra với bạn chứ không phải điều gì đó mà có thể quyết định bạn là ai. Nếu bạn nghĩ mình có thể đang mắc phải một loại rối loạn tâm thần nào kể trên, hãy làm bài kiểm tra sàng lọc của chúng tôi để nhận biết được nếu bạn đang có nguy cơ. 

10. Tôi không thể vượt qua những điều đã xảy ra trong quá khứ

Việc nhận ra những điều xảy ra trong quá khứ vẫn đang ảnh hưởng đến bạn có thể gây khó chịu. Bạn có thể nghĩ rằng: “Điều đó đã xảy ra nhiều năm trước rồi! Tôi tưởng mình đã vượt qua rồi. Tại sao tôi vẫn cảm thấy hoặc hành động theo cách này?”

Những sang chấn trong quá khứ  của chúng ta có thể có những tác động lâu dài như vậy.Nhiều lúc nó khiến bạn cảm thấy như sẽ chẳng bao giờ hồi phục được với những sang chấn đó. Điều đó dẫn đến cảm giác nản lòng. Thông thường mọi người cảm thấy sợ hãi khi nói về những ảnh hưởng, bởi vì nó làm cho họ cảm thấy hổ thẹn.

Sự thật là, việc chúng ta gặp khó khăn khi vượt qua  những thứ đã xảy ra trong quá khứ là rất bình thường. Không có gì là sai khi bạn chỉ đang học cách đối phó với những cảm xúc khó!

11. Cảm xúc và trải nghiệm của bạn là có giá trị

Chúng ta thường đặt câu hỏi về nhận thức hoặc trải nghiệm của chính mình. đôi khi những lúc bạn trải qua một điều gì đó, nó lại dường như không phải là một vấn đề quá lớn. Nếu gọi nó là "sang chấn" có thể khiến bạn cảm thấy chúng ta đang làm quá - nhưng sang chấn có thể đến từ một sự kiên dù lớn hay nhỏ. Bất cứ điều gì có tác động lâu dài về mặt cảm xúc đều có thể gây tổn thương.

Bạn có thể đã thử nói chuyện với một người không coi trọng trải nghiệm của bạn. Nhưng những người đó sẽ không thể hiểu được quá khứ của bạn và bạn đã làm cách nào để đối mặt với nó. Điều quan trọng là những gì bạn đã trải qua và nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào.

12. Quá khứ của chúng ta tiếp tục ảnh hưởng đến tâm trí

Sang chấn có ảnh hưởng lâu dài đến não bộ. Việc cảm thấy rằng bản thân đang sống trọn vẹn ở hiện tại có thể trở nên khó khăn. Khi chúng ta không sống ở  hiện tại, có nghĩa là chúng ta vẫn sống trong quá khứ -- hoặc sợ hãi về những gì có thể xảy ra trong tương lai.

Trải nghiệm của chúng ta cũng định hình niềm tin của chúng ta về bản thân. Chúng ta thích cái cảm giác như chúng ta đang có thể kiểm soát... Vì vậy, khi một cái gì đó xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát, nó thường dễ khiến chúng ta đổ lỗi cho chính mình hơn. Chúng ta chỉ trích bản thân quá mức. Chúng ta sẽ nghĩ rằng, "Nếu tôi trở nên mạnh mẽ hơn, điều này sẽ không xảy đến với tôi". Cuối cùng chúng ta nghĩ như thể vấn đề ở chính mình nhưng thực sự thì vấn đề là những gì đã xảy ra với ta.

Trong khi bạn đang phải làm việc với sang chấn, bạn có thể sẽ rất cảnh giác và sẵn sàng bảo vệ bản thân trong bất kỳ tình huống nào. Bạn có thể không tin tưởng người khác - hoặc quá dễ dàng tin tưởng họ. Bạn có thể có một số yếu tố kích hoạt - là tình huống khiến bạn nhớ về quá khứ hoặc đưa đến cảm xúc hay hành vi khiến bạn cảm thấy bế tắc.

Những điều xảy ra trong quá khứ có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Nếu suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành vi của bạn đang gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày của bạn, thì sang chấn có thể đã khiến bạn mắc phải một số các rối loạn tâm thần như PTSD, rối loạn lo âu, hoặc trầm cảm.

13. Giảm lo âu của bạn ngay lúc đó

Nếu sự lo âu của bạn đã vượt quá tầm kiểm soát, điều đầu tiên bạn cần làm là giảm nó xuống mức có thể kiểm soát được. Việc này nói dễ hơn làm, nhưng trong một số bài tập thực hành, bạn có thể tìm thấy một vài kỹ năng đối phó mà bạn có thể sử dụng. Một vài cách đơn giản mà bạn có thể thử là hít thở sâu, tập thể dục và viết nhật ký.

Khi cơn lo âu của bạn giảm đi được chút ít, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về những gì thực sự đang diễn ra: Sự lo âu của bạn đang cố nói gì với bạn?

14. Làm thế nào để chữa lành và bước tiếp

Để thoát khỏi quá khứ, điều quan trọng là phải tạo ra một nền tảng vững chắc để chữa lành. Dưới đây là một số bước để bắt đầu hành trình của bạn:

  • Hãy tự cho mình một sự ghi nhận. Nếu bạn đã nhận ra đây là một vấn đề, bạn đã giải quyết nó được một nửa rồi! Thay vì hỏi "Chuyện gì đã xảy ra với tôi?" thì nên xem xét “Làm thế nào mà tôi có thể tiếp tục sống  dù tôi đã phải đối mặt với những tình huống đáng sợ như vậy?”.
  • Tìm kiếm hỗ trợ. Cố gắng tìm bạn bè hoặc thành viên trong gia đình người mà có thể thấu hiểu vấn đề của bạn. Bạn có thể tìm nhóm hỗ trợ trực tuyến hoặc trực tiếp. Nếu có một nhà trị liệu giúp bạn chữa lành, điều đó cũng có thể có ích.
  • Hãy thoải mái với chính mình Bất cứ điều gì bạn đang cảm thấy đều là những điều bình thường. Rất nhiều người khác đều có những cảm xúc mà bạn đang có. Nếu bạn không tin điều đó, bạn có thể tìm kiếm trên mạng câu chuyện của những người đã từng có những trải nghiệm tương tự như bạn. Và khi bạn càng mở lòng với những người đáng tin cậy, bạn sẽ càng nhận ra rằng bạn không hề đơn độc!
  • Làm việc lần lượt từng vấn đề. Thay vì cố gắng giải quyết toàn bộ cuộc sống của bạn, hãy bắt đầu với vấn đề cụ thể khiến bạn khó chịu. Xác định những yếu tố nào đang kích hoạt bạn. Đó có phải là điều gì đó mà bạn có thể né tránh nó không? Hay là điều mà bạn cần phải nói với một ai đó? Bạn có cần phải lấy hết can đảm để đối mặt với nó không?
  • Hãy nhớ rằng đó là một quá trình. Bạn sẽ có những bước tiến tích cực và bạn cũng sẽ có những bước lùi về sau. Bạn đang tiến lên một cách toàn diện... Đừng vội vàng! Cái gì đến sẽ đến.

Hãy nhớ rằng: Chỉ bằng việc đọc bài này, bạn đã đang thực hiện những bước đầu tiên để đối mặt với quá khứ của mình. Đây là một hành động dũng cảm và bạn nên cảm thấy tự hào về chính mình!

15. Làm thế nào để tôi có thể cảm thấy ổn khi thế giới khủng khiếp như vậy?

Hãy thẳng thắn với nhau nhé: Thế giới có thể là một nơi khá là khủng khiếp. Từ mất mát cá nhân đến thảm kịch quốc gia và thảm họa toàn cầu và những thứ xoay xung quanh các vấn đề đó... Việc cảm thấy chán nản về tình trạng của thế giới là quá dễ dàng.

Chỉ cần nghĩ đến hàng tá thứ khủng khiếp  xung quanh chúng ta thôi cũng có thể hoàn toàn gây choáng ngợp - thậm chí làm tê liệt. Những vấn đề đó quá lớn để một người có thể giải quyết được. Vậy bạn có thể làm được gì? Bạn có nên làm một điều gì đó không? Bạn có nên bỏ cuộc không? Có bất kì điều gì "nên" để bắt đầu không?

16. Cảm thấy chán nản về thế giới là việc bình thường

Bạn có thể đã từng nghe qua câu nói này: "Nếu bạn không tức giận thì bạn sẽ không chú ý." Nó không chỉ là sự giận dữ - tương tự như trong trầm cảm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người cảm thấy chán nản thường đưa ra dự đoán chính xác hơn về những sự kiện so với những người không chán nản về nó. Có rất nhiều điều tổi tệ xảy ra trên thế giới và việc cảm thấy tệ về điều đó là phản ứng rất bình thường. Vẫn sẽ ổn nếu bạn cảm thấy:

  • Đau buồn về những gì đã mất
  • Lo lắng về những gì sắp sẽ xảy ra tiếp theo
  • Bị choáng ngợp bởi mức độ khó khăn của các vấn đề hoặc cần bao nhiêu công sức để giải quyết chúng
  • Vỡ mộng bởi những người nắm quyền
  • Cảm thấy tội lỗi vì đã không làm nhiều hơn
  • Bị tê liệt bởi tất cả những cảm giác này

Những cảm giác này đều bình thường. Tất nhiên, chúng không hề  vui. Và chúng không phải lúc nào cũng  hữu ích. Trầm cảm có thể khiến bạn thấy rõ mọi thứ khủng khiếp như thế nào - nhưng trầm cảm cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật trên thế giới.

Điều cũng vô dụng không kém là: ta được nhắc nhở "cứ tích cực lên đi". Bỏ qua những điều khủng khiếp bạn nhìn thấy xung quanh sẽ không làm cho chúng biến mất, thậm chí còn khiến bạn chán nản về chúng nhiều hơn nữa. Nếu bạn muốn sống trong thế giới và biến nó trở thành một nơi tốt hơn, bạn cần phải tự chăm sóc bản thân - và sau đó tìm cách giúp đỡ nếu bạn có thể.

17. Cân bằng giữa việc tiếp nhận thông tin và việc khỏe mạnh về mặt tinh thần

Bạn không thể lúc nào cũng ở trạng thái “đang bật” được. Suy nghĩ không ngừng về các vấn đề trên thế giới sẽ chỉ khiến bạn mệt mỏi. Bạn cần phải nghỉ ngơi. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể thực hiện:

  • Đặt giới hạn về thời gian xem tin tức và các mạng xã hội của bạn. Xem tin tức vài giờ mỗi tuần là một cách tuyệt vời để duy trì cập nhật tin tức. xem tin tức liên tục là lý do khiến bạn trở nên chán nản.
  • Tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát. Mỗi chúng ta đều có vòng ảnh hưởng của riêng mình. Có những điều tôi có thể thay đổi mà bạn không thể nhưng cũng có những điều bạn có thể thay đổi mà tôi không thể. Vòng ảnh hưởng của bạn phụ thuộc vào rất nhiều thứ: Những gì bạn đam mê. Nơi bạn đang sống. Bạn có những kỹ năng hoặc kiến thức gì. Bạn có nhiều thời gian hơn tiền bạc hay nhiều tiền bạc hơn thời gian hay không.
  • Đừng cố gắng cứu cả thế giới cùng một lúc. Hãy bắt đầu từ nơi bạn đang đứng, và thực hiện từng bước để tạo ra sự khác biệt lớn hơn. Bước đó có thể bắt đầu tình nguyện một giờ mỗi tuần. Hoặc quyên góp 5 đô la cho một việc mà bạn quan tâm. Hoặc chia sẻ một bài đăng trên mạng xã hội. Hoặc, nó có thể quay trở lại bước một: tự chăm sóc bản thân!

18. Tìm người quan tâm đến những điều tương tự

Không có gì cô đơn hơn việc chỉ mình bạn nhìn thấy thế giới suy tàn trong khi không một ai khác nhìn thấy nó. Tìm ai đó có thể nhìn thấy nó và nói chuyện với họ về về điều này. Giải quyết những vấn đề lớn nhất trên thế giới đòi hỏi phải có sự hợp tác. Điều đó bắt đầu bằng việc kết nối đơn giản thông qua những mối quan tâm chung.

Có rất nhiều cách để bạn có thể  tìm thấy những người có cùng suy nghĩ. Internet là một nơi tuyệt vời để bắt đầu - có rất nhiều các chuyên mục thảo luận trên reddit và hashtag cho việc phân loại các loại chủ đề đó. Hoặc tìm một nơi để làm tình nguyện viên. Nếu bạn đang đi học, hãy tìm một câu lạc bộ - hoặc tự thành lập một cái!

Một số người may mắn tìm được một nơi làm việc mà mọi người quan tâm đến việc tạo ra sự khác biệt. Và đừng đánh giá thấp bạn bè và gia đình của bạn. Họ có thể không hiểu… nhưng một số người trong số họ có thể làm bạn ngạc nhiên nếu bạn cho họ một cơ hội để được biết điều đó.

Thế giới sẽ không được sửa chữa chỉ bằng cách nói về nó, nhưng nói về nó là một bước tuyệt vời đầu tiên. Và “từng bước một” là cách  chính xác  để khiến mọi thứ trở nên tốt hơn.

Câu hỏi thường gặp

Có ích kỷ không khi ưu tiên sức khỏe tâm thần của chính mình?
Trong những thời điểm khó khăn về mặt sức khỏe tâm thần, việc ưu tiên sức khỏe tâm thần của chính mình là điều cần thiết đầu tiên. * Hãy dành thời gian cho việc tự chăm sóc bản thân. Đôi khi bạn cần tạm gác lại công việc tình nguyện và ngâm mình trong một bồn tắm đầy bong bóng. Đừng cảm thấy tồi tệ về việc bạn đang làm điều gì đó cho chính mình. Bồn tắm đó sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái và có giá trị. Khi bạn sẵn sàng, bạn sẽ có nhiều thứ để cho đi hơn. * Tạo không gian cho lòng biết ơn. Thế giới thật tồi tệ nhưng nó cũng khá đẹp. Bạn không cần phải bỏ qua những điều xấu để nhìn thấy những điều tốt đẹp. * Thừa nhận cảm xúc tiêu cực mà không cần dựa vào chúng. Cảm xúc tiêu cực xuất hiện để hướng dẫn và bảo vệ chúng ta. Chúng thúc đẩy chúng ta thực hiện những sự thay đổi. Đó là khi ta mắc kẹt với những cảm xúc tiêu cực và chúng bắt chiếm lấy quyển kiểm soát. Nếu bạn gặp khó khăn khi bước tiếp , hãy cân nhắc xem liệu bạn có cần được điều trị rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm hoặc lo âu hay không?

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần