` 4 cách để hiểu cảm xúc của bạn tốt hơn - MaCi Care MaCi Care

21 tháng 11, 2022

0

YÊU THƯƠNG TỰ THÂN

4 cách để hiểu cảm xúc của bạn tốt hơn

  • Share on Facebook
  • Copy link
4 cách để hiểu cảm xúc của bạn tốt hơn

     Suy nghĩ cảm tính có thể dẫn đến các quyết định nhất thời mà bỏ qua niềm vui lâu bền cũng như đạt được những mục tiêu trong cuộc sống (Gray, 1999). Tất nhiên, có nhiều cách để giúp thân chủ hiểu sâu hơn về cảm xúc của họ, những bước đầu tiên là xác định và nhận biết chúng, trước khi tiếp tục khám phá cách chúng khiến họ cảm nhận, suy nghĩ và ứng xử như thế nào:

 

Cách nhận biết những suy nghĩ cảm tính:

 

Cảm xúc có thể được xác định bởi tác động của chúng đến nhận thức của chúng ta (Peters, 2016):

 

  • Tư duy nhảy cóc​​ - đi đến kết luận mà chưa có đầy đủ thông tin
  • Lối tư duy đen trắng - đôi khi, chúng ta có thể thiếu linh hoạt và không khoan nhượng; chúng ta bỏ qua sự tồn tại của những vùng “ màu xám”
  • Suy nghĩ hoang tưởng- khi chúng ta cảm thấy dễ bị tổn thương, chúng ta thường có xu hướng làm quá vấn đề
  • Bùng nổ - phản ứng thái quá bị thúc đẩy bởi cảm xúc mãnh liệt
  • Sự vô lý- phớt lờ lý trí và đưa ra quyết định mà không cân nhắc kỹ lưỡng
  • Phán đoán cảm tính- các phán đoán được đưa ra quá nhanh, dựa trên cảm tính hơn là sự thật

 

Lòng khoan dung

 

Chúng ta thường đánh giá bản thân và người khác một cách khắt khe. Tuy nhiên, phần lớn những gì ta trải qua - những cảm xúc tích cực và tiêu cực - đều là tự nhiên và có ở tất cả mọi người. Thực hành “trắc ẩn tự thân” một cách toàn tâm có thể giúp thân chủ  khám phá và gắn kết với những cảm xúc, ký ức và trải nghiệm tận sâu thẳm khi họ bắt đầu biết đối xử tử tế với chính họ (Shapiro, 2020). (Shapiro, 2020). Hãy gợi ý cho thân chủ của bạn thực hiện các bước sau (trong một buổi trị liệu hoặc tại nhà):

 

  • Hãy nhớ về một thử thách mà bạn muốn tập trung vào, có thể là thử thách ở cơ quan hoặc ở nhà.
  • Viết tình huống ra giấy một cách khách quan nhất có thể.
  • Chú tâm (với sự tò mò và cởi mở) theo dõi  bất kỳ cảm xúc hoặc cảm giác cơ thể nào xuất hiện nhưng đừng để bị cuốn theo.
  • Với mỗi điều, hãy viết ra những câu khuyến khích, bao dung mà bạn có thể nói với chính mình hoặc với bạn bè, chẳng hạn như:
    • - Cảm thấy như vậy cũng không sao cả.
    • - Mình ở đây với bạn.
    • - Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm.
  • Hãy phản hồi rằng đôi khi cảm thấy buồn bã, cô đơn, thất vọng hay sợ hãi là điều bình thường.
  • Hãy nghĩ rằng những người khác cũng có thể đang trải qua điều tương tự.
  • Hãy thể hiện lòng trắc ẩn với bản thân và những người khác trong tình huống tương tự.

 

Nói về cảm xúc của bạn
 

Hãy giải thích cho thân chủ rằng trò chuyện về trạng thái và cảm xúc của mình là vô cùng có lợi, giúp khôi phục sự kiểm soát , tự đánh giá và giảm căng thẳng (Lepore, Ragan, & Jones, 2000). Tâm sự với một người bạn, người thân, bác sĩ trị liệu hoặc thậm chí là với chính mình không chỉ giúp chúng ta nhìn mọi thứ khác đi mà còn cho chúng ta thời gian và sự tập trung để hệ thống và đánh giá lại, giúp chúng ta:

 

  • Giảm cảm giác bị đe dọa và lo lắng
  • Các sự kiện được hợp lý hóa
  • Bình thường hóa cảm xúc. Chúng ta thấy rằng cảm xúc của chúng ta là bình thường và những người khác cũng có thể có cảm xúc tương tự.
  • Để chia sẻ cảm xúc tiêu cực của chúng ta với người khác không dễ dàng, vì vậy chúng ta có thể vừa chia sẻ vừa làm một việc khác hoặc một hoạt động khác (Ví dụ đi dạo, chuẩn bị cho bữa ăn,...)

 

Phản ánh và đánh giá lại

 

Mặc dù mỗi chúng ta đều có nhiều cảm xúc trong ngày, chúng lướt qua mà không cần để ý nhiều, nhưng việc xem xét lại chúng có thể sẽ có ích. Suy cho cùng, nếu thân chủ muốn thực hiện những thay đổi trong cuộc sống của họ, điều quan trọng là phải hiểu cảm xúc của họ và đánh giá phản ứng của họ đối với các sự việc là hợp lý hay cảm tính. Hãy yêu cầu họ:

 

  • Xem lại một số tình huống phải đối mặt trong ngày.
  • Hãy xem xét cách họ xử lý chúng:
  • Hành động, hoặc phản ứng của bạn,  là dựa trên cảm xúc hay tư duy logic?
  • Lẽ ra bạn có thể đối phó với tình huống tốt hơn không?
  • Bây giờ, hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác. Họ sẽ nghĩ thế nào về phản ứng của bạn?

 

Dành thời gian để suy ngẫm có thể giúp bạn nhìn nhận những cảm xúc, ảnh hưởng của chúng và những cách cải thiện trong tương lai.

 

Nguồn: Understanding Emotions: 15 Ways to Identify Your Feelings - Positive Psychology

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link
Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần