` 8 đặc điểm của cha mẹ độc đoán - MaCi Care MaCi Care

19 tháng 11, 2022

0

HỌC LÀM CHA MẸ

8 đặc điểm của cha mẹ độc đoán

  • Share on Facebook
  • Copy link
8 đặc điểm của cha mẹ độc đoán

     Nuôi dạy con cái theo cách độc đoán là phong cách nuôi dạy được thể hiện với việc yêu cầu cao và khả năng đáp ứng thấp. Đó là một trong những phong cách nuôi dạy con cái được nhà tâm lý học phát triển Diana Baumrind mô tả. Ngoài cách nuôi dạy con cái độc đoán, bà còn xác định hai phong cách khác được gọi là cách nuôi dạy con cái bằng mệnh lệnh và nuôi dạy con cái theo cách nuông chiều. Cha mẹ có phong cách độc đoán đặt kỳ vọng rất cao vào con cái họ, nhưng lại rất ít lắng nghe nhu cầu của con và giáo dục chúng.  Sai lầm ở chỗ là họ có xu hướng trừng phạt nghiêm khắc. Khi phản hồi được nói ra, nó thường là tiêu cực. La mắng và trừng phạt trên thân thể cũng phổ biến với phong cách độc đoán. Những người nuôi dạy con cái theo phong cách này thường sử dụng hình phạt hơn là uốn nắn con vào kỷ luật. Họ thường không muốn hoặc không thể giải thích lý do vì sao họ đưa ra các quy tắc này.

 

Bài viết này đề cập đến các đặc điểm trong việc nuôi dạy con cái theo cách độc đoán và nguyên nhân gây ra. Qua đó cho thấy ảnh hưởng của phong cách nuôi dạy con cái này đến trẻ và cách ứng phó nếu bạn hoặc người bạn đời của bạn là một bậc cha mẹ độc đoán.

 

Đặc điểm và ví dụ

 

Baumrind tin rằng một trong những vai trò chính mà cha mẹ đóng trong cuộc sống của một đứa trẻ là hướng chúng đến các giá trị và kỳ vọng của nền văn hóa tại nơi đang sinh sống. Tuy nhiên, cách cha mẹ thực hiện có thể làm thay đổi đáng kể dựa trên mức độ kiểm soát mà họ cố gắng đối xử với con cái mình. Cách tiếp cận độc đoán là cách kiểm soát nhất. Thay vì tôn trọng quyền tự chủ và dạy con cách kiểm soát hành vi của mình, cha mẹ độc đoán lại tập trung vào việc khăng khăng giữ vững qui tắc của mình . Thay vì khen thưởng hành vi tích cực cha mẹ độc đoán chỉ phản đối dưới hình thức trừng phạt cho hành vi sai trái.

 

Đòi hỏi nhưng không đáp ứng

 

Cha mẹ độc đoán có rất nhiều quy tắc và thậm chí kiểm soát gần như tất cả các mặt trong cuộc sống và hành vi của con cái họ, ở nhà và ngoài xã hội. Thêm nữa, họ cũng có nhiều quy tắc bất thành văn mà trẻ phải tuân theo mặc dù chúng nhận được rất ít hoặc không được hướng dẫn rõ ràng về các "quy tắc" này. Thay vào đó, trẻ chỉ đơn giản muốn biết những quy tắc hiện có này và tuân theo chúng.

 

Ít nhiệt tình và giáo dục

 

Cha mẹ có phong cách này thường tỏ ra lạnh lùng, xa cách và khắc nghiệt. Họ thường hay cằn nhằn hoặc quát mắng con cái hơn là khuyến khích và khen ngợi. Họ coi trọng kỷ luật hơn là dễ dãi và muốn trẻ chỉ nên xuất hiện và không nên lên tiếng.

 

Ít giải thích về các hình phạt

 

Những bậc cha mẹ có phong cách này thường không thấy áy náy khi dùng đến các hình phạt trên thân thể, nhất là đánh đòn. Thay vì dùng sự khích lệ tích cực, họ nhanh chóng phản đối và gay gắt khi các quy tắc bị phá vỡ.

 

Một số lựa chọn cho trẻ

 

Cha mẹ độc đoán không cho con lựa chọn hoặc quyền được chọn lựa. Họ đặt ra các quy tắc và có cách tiếp cận "làm theo cách của ta hay thích nhận hậu quả" để kỷ luật. Trẻ có rất ít cơ hội để thoả hiệp, họ hiếm khi cho phép con cái tự lựa chọn.

 

Thiếu kiên nhẫn với hành vi sai trái

 

Các bậc cha mẹ độc đoán muốn con cái của họ đơn giản là hứa không được làm những chuyện không được phép. Họ thiếu kiên nhẫn để giải thích lý do tại sao con họ nên tránh một số hành vi nào đó và dành rất ít thời gian để nói về cảm xúc.

 

Nghi ngờ

 

Cha mẹ độc đoán nghi ngờ con họ sẽ đưa ra những lựa chọn tốt. Các bậc cha mẹ có phong cách này không cho con cái họ nhiều tự do để chứng tỏ rằng chúng có thể tự thể hiện hành vi tốt của mình. Thay vì để trẻ tự đưa ra quyết định và đối mặt với những hậu quả tất yếu cho những lựa chọn đó, cha mẹ độc đoán thường đe doạ con mình để làm sao cho chúng không mắc sai lầm.

 

Không muốn thoả hiệp

 

Cha mẹ độc đoán không tin những thứ mơ hồ. Mọi việc chỉ có trắng hay đen và có rất ít hoặc không có chỗ cho sự thỏa hiệp. Trẻ không được lên tiếng hoặc có quyền biểu quyết khi nói đến việc đặt ra các quy tắc hoặc đưa ra quyết định.

 

Xấu hổ

 

Cha mẹ độc đoán có thể chê bai rất nhiều và áp dụng sự xấu hổ như một kế để buộc trẻ tuân theo các quy tắc, sử dụng các câu như "Tại sao con luôn làm như vậy?", “"Cha mẹ đã nói với con bao nhiêu lần?",  hoặc" Tại sao con không làm được chuyện gì cho ra hồn? " Thay vì tìm cách để xây dựng lòng tự trọng với con cái họ, những bậc cha mẹ này thường tin rằng sự xấu hổ sẽ là động cơ để trẻ làm tốt hơn.

 

Nguyên nhân

 

Việc nuôi dạy con cái theo kiểu độc đoán thường không phải là điều mà các bậc cha mẹ cố tình muốn. Một số yếu tố tác động khiến họ sử dụng phong cách độc đoán để nuôi dạy con bao gồm:

 

•  Nuôi dạy độc đoán: Những bậc cha mẹ nuôi dạy con cái theo cách này thường đã được nuôi dạy bởi cha mẹ độc đoán khi còn nhỏ hoặc sống trong một nền văn hóa độc đoán. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng những cha mẹ tiếp xúc với cách nuôi dạy con cái độc đoán khi còn nhỏ thích nuôi dạy con cái họ bằng những khuôn mẫu với thái độ tương tự.

 

•  Ít dễ chịu hơn: Nghiên cứu cũng chỉ ra các bậc cha mẹ độc đoán có xu hướng ít tán thành  đặc điểm tính cách như sự dễ chịu. Những người ít khi dễ chịu có xu hướng ít đồng cảm hơn và dễ thù hằn hơn. Nhìn chung, họ cũng gặp nhiều khó khăn trong các mối quan hệ, bao gồm cả với con cái của họ.

 

•  Rối loạn thần kinh nhiều hơn: Các nghiên cứu cho thấy cha mẹ độc đoán có khả năng cao nằm trong những nhóm người có chứng loạn thần kinh. Chứng loạn thần kinh là một khía cạnh tính cách liên quan đến sự ổn định cảm xúc và có khuynh hướng trải qua lo lắng, nghi ngờ, trầm cảm và các cảm giác tiêu cực khác.

 

Ảnh hưởng đến con cái

 

Phong cách nuôi dạy con cái để lại nhiều hệ quả khác nhau đối với trẻ trong các lĩnh vực như kỹ năng xã hội và kết quả học tập. Con cái của những bậc cha mẹ độc đoán có thể:

 

•  Hành động  sợ hãi hoặc quá nhút nhát khi gặp người khác.

•  Đồng hoá sự vâng lời và thành công với tình yêu thương

•  Dễ dàng chấp thuận, nhưng cũng dễ trầm cảm và lo âu

•  Thể hiện hành vi hung hăng hơn đối với người khác

•  Biểu hiện kém trong các hành vi đóng góp cho xã hội hơn

•  Gặp khó khăn trong các tình huống xã hội do thiếu năng lực xã hội

•  Có lòng tự trọng thấp hơn

•  Có nhiều triệu chứng tiêu cực hơn như tăng động và các vấn đề về  cư xử

•  Gặp khó khăn trong sự tự chủ vì chúng hiếm khi đưa ra lựa chọn cho bản thân nên nhận lấy những hệ quả tự nhiên của những lựa chọn đó.

 

Bởi vì cha mẹ độc đoán mong đợi sự vâng lời tuyệt đối, cho nên những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi phong cách này thường rất giỏi trong việc tuân theo các quy tắc. Tuy nhiên, chúng có thể thiếu kỷ luật tự giác. Không như những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi những cha mẹ quyết đoán, những đứa trẻ được dạy dỗ bởi cha mẹ độc đoán không được khuyến khích khám phá và hành động một cách tự giác vì vậy chúng không bao giờ thực sự học được cách đặt ra giới hạn và tiêu chuẩn cá nhân thực sự cho riêng mình. Sự thiếu tự giác này cuối cùng có thể dẫn đến một số vấn đề khi cha mẹ hoặc người có uy quyền không ở gần để giám sát hành vi của chúng. Trong khi các chuyên gia tiên tiến nhận thấy những quy tắc và ranh giới rất quan trọng đối với trẻ em, hầu hết trong số họ đều tin rằng việc nuôi dạy con cái một cách độc đoán là quá nghiêm khắc và thiếu sự ấm áp, thiếu tình yêu thương vô điều kiện và sự nuôi dưỡng là điều mà trẻ em nào cũng cần.

 

Những biện pháp để tránh sự độc đoán trong nuôi dạy con cái

 

Nếu bạn hoặc người bạn đời của bạn được cha mẹ dạy dỗ trong sự độc đoán, thì e rằng bạn có khả năng sẽ lặp lại những khuôn mẫu đó với con cái của mình. Hay bạn nhận thấy bạn hoặc người bạn đời của bạn biết cách để tránh sự độc đoán trong nuổi dạy con cái. Có những điều bạn có thể làm để đối phó với những tình huống này  là học cách sử dụng phong cách nuôi dạy con có hiểu biết hơn.

  

 Học cách nuôi dạy con cái có hiểu biết hơn. Khi càng hiểu rõ các đặc điểm của phong cách dân chủ và những lợi ích nó mang đến cho con cái, bạn càng nhận thức rõ hơn về cách tiếp cận nuôi dạy con cái của chính mình. Giáo dục bản thân về cách làm cha mẹ là bước quan trọng đầu tiên.

 

•  Lắng nghe con bạn. Cố gắng lắng nghe những gì con bạn nói mà không mất kiên nhẫn hay đưa ra một phản ứng thiếu suy nghĩ. Lắng nghe và nhìn nhận cảm xúc của con bạn, đó là đều cần thiết để giúp trẻ học cách nhận biết cảm xúc của mình và phát triển ý thức tự chủ.

 

•  Thiết lập các quy tắc trong gia đình: Tạo ra các mong đợi và nguyên tắc, đồng thời đảm bảo rằng mọi người trong gia đình bạn, bao gồm cả con bạn và những người chăm sóc khác, đều hiểu các quy tắc này. Khi mọi người hiểu các quy tắc và lý do tại sao chúng tồn tại, bạn sẽ dễ dàng có thời gian để thực hiện chúng và tuân theo một cách nhất quán.

 

 •  Sử dụng các hệ quả hợp lý: Khi các quy tắc trong gia đình bị phá vỡ, hãy chịu những hậu quả tương ứng và hợp lý. Tránh trừng phạt trên thân thể và đừng làm chúng xấu hổ khi con cái mắc lỗi.

 

 •  Xem xét theo học một lớp học làm cha mẹ: Nếu bạn hoặc người phối ngẩu của bạn lo lắng về phong cách nuôi dạy con của mình, hãy cân nhắc tham gia một lớp học nuôi dạy con cái hoặc nói chuyện với một nhà trị liệu theo hệ thống gia đình. Trị liệu có thể là một cơ hội tuyệt vời để học và thực hành các phương pháp nuôi dạy con cái mà bạn có thể sử dụng trong gia đình của mình.

 

Tóm lại:

 

Việc nuôi dạy con cái theo phong cách độc đoán thể hiện sự kỳ vọng rất cao đối với con cái mà thiếu phản hồi và sự thông cảm từ cha mẹ. Cha mẹ độc đoán trừng phạt những sai lầm một cách nghiêm khắc, nhưng ít đưa ra lời giải thích về các quy tắc và hình phạt của chúng. Phong cách nuôi dạy con cái này có liên quan đến một số hậu quả tiêu cực đối với trẻ em như thiếu lòng tự trọng, gặp khó khăn trong xã hội và khó kiểm soát bản thân, nhưng cũng có những chiến lược để áp dụng phong cách nuôi dạy con tích cực hơn.

 

Kết luận:

 

Mặc dù nuôi dạy con cái theo cách độc đoán có thể mang lại hiệu quả trong các tình huống cần giữ lập trường cho các quy tắc, nhưng nó có khả năng gây ra những hậu quả tiêu cực khi bị lạm dụng quá mức. Nếu bạn nhận thấy rằng phong cách nuôi dạy con cái của bạn có xu hướng độc đoán, thì nên cân nhắc tìm cách để bạn bắt đầu kết hợp phong cách có am hiểu hơn vào các tương tác hàng ngày với con mình.

 

Nguồn: How to Cope With Parenting Stress and Anxiety - Very Well Mind

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link
Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần