` Nuôi dạy con một cách chú tâm - MaCi Care MaCi Care

22 tháng 11, 2022

0

HỌC LÀM CHA MẸ

Nuôi dạy con một cách chú tâm

  • Share on Facebook
  • Copy link
Nuôi dạy con một cách chú tâm

     Chánh niệm là khả năng sống với hiện tại, khi mọi thứ đang diễn ra. Đó là sự nhận thức và chấp nhận với những gì đang xảy ra và không để tâm trí của bạn cố gắng thay đổi hiện tại. Gần đây chánh niệm đã trở thành một từ phổ biến, nhưng điều đó cũng không giảm bớt tầm quan trọng của nó. 

 

Làm cha mẹ chú tâm là cách sống với hiện tại, trận trọng từng khoảnh khắc khi ở cùng với con cái của bạn. Sự quan tâm của bạn sẽ là món quà lớn nhất mà bạn có thể dành cho con mình, và nuôi dạy con cái chú tâm là cách giúp bạn làm được điều đó. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, luôn sống trong hiện tại một cách rất tự nhiên. Chúng có rất ít suy nghĩ về quá khứ và thường hoàn toàn không nghĩ gì về tương lai. Trên thực tế, chúng cũng đang chú tâm một cách hoàn toàn, ngay cả khi chúng không nhất thiết phải ý thức được điều đó. Những cảm giác như: đau, khó chịu, sung sướng, đói sẽ chỉ xuất hiện ngay lúc đó.

 

Nhưng khi làm cha mẹ, chúng ta đã rời xa khoảng thời gian đó. Chúng ta thường mắc lỗi là quá tập trung vào tương lai, cả ngắn hạn và dài hạn. Chúng ta lên kế hoạch sẽ mua gì, nấu gì, ăn gì, mặc đồ gì và, làm gì, khi nào rời khỏi nhà và khi nào trở về. Chúng ta tự nhủ rằng mình cần phải làm thế để quản lý tốt mọi thứ, điều này có thể cũng đúng một phần. Tuy nhiên, điều đó đồng thời cũng có nghĩa là chúng ta đã không chú tâm tới con cái của mình ngay tại thời điểm đó. Có thể rất khó để dừng lại và dành sự quan tâm đầy đủ và hoàn toàn cho con cái của bạn. Sẽ luôn có việc khác để làm, đơn cử như là kiểm tra email, gọi điện cho ai đó, hâm lại bữa tối hay là cho thú cưng ăn.


Nhưng điều gì sẽ thực sự là quan trọng nhất trong tổng thể mọi thứ?  “Nếu bạn muốn con cái bạn phát triển tốt, hãy dành thời gian cho chúng gấp đôi và gấp rưỡi so với tiền bạc” Abigail van Buren. Nhận thức và chú tâm đến con không chỉ là nhìn thấy những gì con bạn đang làm và phản hồi về những điều đó. Quan trọng hơn và cốt lõi chính là trí tuệ xúc cảm và sự đồng cảm. Bạn không thể hiểu được những cảm xúc của con nếu bạn không quan tâm đầy đủ đến chúng. Hiểu và chia sẻ những điều chúng đang cảm thấy, đồng cảm là chìa khóa cho mọi mối quan hệ cá nhân và để nuôi dạy những đứa trẻ trở nên hạnh phúc và đủ đầy.


1. Chú ý và Nhận thức


Chánh niệm là tất cả toàn bộ sự chú ý và nhận thức. Nó đòi hỏi một cách tiếp cận không phán xét, từ đó dẫn đến sự chấp nhận. Thử tưởng tượng là hầu hết các cảm giác của chúng ta, chẳng hạn như sự không vui, sợ hãi, tức giận hoặc xấu hổ, không thực sự có thật, mà là do tâm trí chúng ta tạo ra, dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ của chúng ta.

 

Bằng cách nhận thức được cảm giác của bạn, ngay tại thời điểm bạn cảm thấy nó, bạn có thể rà soát lại cảm giác đó kỹ hơn và nó sẽ trở thành điều gì đó sâu xa hơn là việc: “tất cả đều chỉ ở trong đầu”” và không “có thực”. Sau đó, bạn có thể kiểm soát cảm xúc, thay vì để nó kiểm soát bạn.


Không ai nói rằng bạn sẽ hoàn toàn không phán xét, hoặc không sợ hãi và cố gắng kiểm soát những gì đang xảy ra. Tuy nhiên, cách tốt hơn là khi bạn cảm thấy bản thân bắt đầu phản ứng theo cách này, bạn nên nhận thức được điều đó và kiềm chế lại, và chỉ tự hỏi bản thân “cảm giác này là như thế nào?”


Phản ứng thì không cần suy nghĩ, và thường thì cảm xúc được thúc đẩy bởi hy vọng và những điều ràng buộc bạn, chẳng hạn như việc ngồi xuống yên lặng và làm việc hoặc ăn uống. Phản hồi là điều cần sự chú tâm và bạn có thể cần một chút thời gian để nhận thức về phản ứng của mình và lý do tại sao nó xảy ra, để từ đó cho phép bản thân đưa ra phản ứng thích hợp. Do đó, bước đầu tiên hướng tới chánh niệm là nhận thức rõ hơn về phản ứng của bạn và nắm bắt chúng trước khi bạn phản ứng.


2. Bí quyết: Kỹ thuật STOP

 

Trước khi bạn nói hoặc làm bất cứ điều gì để đáp lại điều gì đó, chỉ cần STOP.

 

  • S - Stop. Dừng lại. Chỉ dừng lại. Tạm dừng để ý thức về đến những gì đang xảy ra với bạn và phản ứng của bạn.
  • T - Take a deep breath. Hít thở sâu.
  • O - Observe. Quan sát. Để ý hơi thở của bạn và để ý xem việc hít thở khiến bạn cảm thấy như thế nào. Sau đó, hít một hơi khác và nhìn ra xung quanh quan sát những gì đang xảy ra.
  • P -Proceed. Tiến hành. Bây giờ bạn đã nhận thức được bản thân, bạn có thể thay đổi sang một phản ứng sao cho phù hợp hơn.

 

Ý tưởng chỉ để ý đến nhịp thở của mình có thể hơi “kỳ quặc” đối với một số người, nhưng nó có cơ sở về mặt sinh lý học. Adrenalin, được giải phóng như một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với căng thẳng, khiến bạn hít thở nông hơn để có thể nhận được nhiều oxy hơn vào máu, giúp bạn chạy trốn khỏi tác nhân gây căng thẳng. Nếu bạn khắc phục điều đó bằng cách hít thở sâu, bạn sẽ tự nhiên cảm thấy bình tĩnh hơn. Tập trung vào hơi thở cũng giúp làm dịu phản ứng cảm xúc của bạn và giúp bạn lấy lại quyền kiểm soát. Sau đó, bạn có thể phản hồi một cách thích hợp với con bạn và hoàn toàn nhận thức được những việc gì bạn đang làm. Điều này không chỉ tốt hơn cho bạn và cho mối quan hệ của bạn với con mà còn là một bài học quý giá cho con bạn về cách phản ứng phù hợp.


3. Trau dồi lòng trắc ẩn
 

Về cơ bản, để có thể học cách chấp nhận, bạn cần phải có lòng trắc ẩn, cho cả bản thân và cho người khác. Lòng trắc ẩn không phải là sự phán xét, nó chỉ đơn giản là có thể 'cảm nhận' “thấu hiểu” được người khác. Một số người gọi đó là lòng tốt. Nuôi dưỡng lòng trắc ẩn sẽ cho phép bạn tha thứ cho bản thân những khi bạn phạm sai lầm trong quá trình nuôi dạy con cái, điều mà ai rồi cũng sẽ có lúc mắc phải mà thôi. Lòng trắc ẩn cũng sẽ giúp bạn có thể biết cách cho dù con bạn có trở thành người như thế nào, có giống với mong muốn của bạn hay không.

 

4. Chánh niệm không phải là thiền định

 

Chánh niệm không phải là rút lui khỏi thế giới và dành thời gian cho bản thân và suy nghĩ của riêng mình. Trong thực tế, nó khác xa với điều đó. Nó là sự hiện diện một cách thực sự và ý thức về cuộc sống.


Hãy nhớ rằng, nhận thức không phải để làm gì cả, nó chỉ đơn giản là nó. Nó là một sự kết thúc của chính nó.


Một khi bạn nhận thức được, thì bạn có thể chấp nhận, nhưng nhận thức không mang lại cho bạn sự chấp nhận đó. Chúng ta thường nghe “Đừng ước cuộc sống của bạn qua đi”, và “Hãy tận hưởng điều đang diễn ra này, nó sẽ sớm qua đi biến mất”. Chánh niệm giúp bạn đạt được cả hai điều trên đó, đồng thời thực sự tận hưởng và chấp nhận những gì đang xảy ra ngay tại đây, ngay bây giờ.

 

Nguồn: Mindful Parenting - Skill You Need

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link
Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần