` Cách trò chuyện khi con chúng ta bị căng thẳng - MaCi Care MaCi Care

22 tháng 11, 2022

0

HỌC LÀM CHA MẸ

Cách trò chuyện khi con chúng ta bị căng thẳng

  • Share on Facebook
  • Copy link
Cách trò chuyện khi con chúng ta bị căng thẳng

Căng thẳng là gì?
 

Từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra sự căng thẳng ở đa số các gia đình tại Mỹ. Ngoài ra, các cha mẹ trong những gia đình này cũng chưa biết cách nhận ra dấu hiệu khi con họ bị căng thẳng ở mức độ nghiêm trọng, vì nó xuất hiện ở nhiều mặt và theo nhiều cách khác nhau. 
 

Các nhà tâm lý học phân loại căng thẳng thành mức độ nhẹ, trung bình hoặc có hại. Căng thẳng nhẹ có thể là những cơn ốm một vài ngày, kỳ nghỉ mát bị hủy bỏ; và sau đó trẻ em phục hồi khá nhanh mà không có tác động kéo dài. Căng thẳng trung bình có thể là đợt bệnh tật kéo dài hơn, thú cưng bị qua đời hoặc cha mẹ bất hòa lâu ngày, đến mức đứa trẻ phải sử dụng các chiến lược ứng phó tốt nhất của mình để có thể duy trì sự cân bằng. Căng thẳng nhẹ và vừa phải sẽ không làm trẻ quá tải, đôi khi thậm chí tạo điều kiện cho sự phát triển và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. 

 

Căng thẳng độc hại có thể xuất hiện khi bố mẹ ly hôn hoặc sự qua đời của ông bà, bố mẹ, điều này thường có thể khiến đứa trẻ có nguy cơ gặp nhiều rắc rối hơn vì nếu không có sự trợ giúp đầy đủ, nó có thể lấn át khả năng ứng phó của trẻ.

 

Phụ huynh tích cực hỗ trợ con là giải pháp hiệu quả nhất. Nhưng có vẻ ngày nay có nhiều người lớn bị căng hơn bình thường điều này có thể giải thích tại sao trẻ em bây giờ rất thường xuyên nói chuyện với nhau về việc bị “căng thẳng”. Có thể dễ dàng nhận ra mối liên hệ giữa việc cha mẹ quá bận rộn, lo lắng về tài chính và việc những đứa trẻ đang cảm thấy bị trì hoãn, sợ thất bại hoặc cố gắng hết sức để lớn nhanh.

 

Làm thế nào để bạn biết khi căng thẳng đang gia tăng ở một đứa trẻ?

 

Trẻ em sẽ sử dụng các từ ám chỉ sự căng thẳng; những đứa bé hơn sẽ nói về "sợ hãi" hoặc "một mình", trong khi những đứa trẻ lớn hơn sử dụng từ "bối rối", "khó chịu", "tức giận" và "lo lắng." Nếu trẻ có ấn tượng dai dẳng về bản thân như 'không vui vẻ', 'không biết gì / ngu ngốc' hoặc không có bạn bè, có thể làm căng thẳng đang trở nên độc hại hơn. Nhức đầu, đau bụng, đái dầm, khó ngủ hoặc thường xuyên đến gặp y tá trường học hoặc bác sĩ nhi khoa thường là những dấu hiệu cho thấy trẻ em đang không còn cơ chế ứng phó và cần được giúp đỡ nhiều hơn để ứng phó với các tác nhân gây căng thẳng.
 

Sự trợ giúp hiệu quả nhất sẽ đến từ những người lớn luôn cố gắng để kiểm soát tốt sự căng thẳng của chính họ. Những cha mẹ cần có thói quen ăn uống và nghỉ ngơi tốt, duy trì tập thể dục, giao tiếp và thường xuyên thư giãn với con cái của họ, sẽ làm mẫu tốt nhất cho con trong việc quản lý căng thẳng. Dưới đây là một số cách để giúp con bạn ứng phó với căng thẳng.

 

Hỗ trợ con bạn một hoặc hai (không phải ba hoặc bốn) hoạt động mà chúng đang làm để giúp chúng cảm thấy hài lòng về bản thân. Sự tự tin tích cực có thể là cách tuyệt vời để chống lại các tác động tiêu cực của căng thẳng

 

Hãy loại bỏ những thức ăn nhanh và chỉ dùng những loại tốt cho sức khỏe. 

 

Theo dõi việc sử dụng thiết bị điện tử và hạn chế các trò chơi tốc độ cao. Cảm giác mạnh đến quá nhanh có thể dẫn đến căng thẳng mức độ cao đối với hệ thần kinh trung ương chưa trưởng thành
 

Tất cả chúng ta đều thích những mặt có ích của căng thẳng hơn, vì vậy hãy sử dụng giọng điệu bình tĩnh nếu muốn yêu cầu một đứa trẻ đang tức giận giúp bạn cùng làm gì đó, một việc nhỏ trong tầm kiểm soát được.

 

Giúp con bạn dọn dẹp một trong những không gian của chúng ở trong nhà. Điều này có thể cho chúng thấy rằng chúng cũng có thể kiểm soát một số mớ hỗn độn đang dẫn đến căng thẳng.

 

Nguồn: How to Tell When Children Are Stressed - Psychology Today

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link
Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần