` Cách để hiểu về cảm xúc của trẻ em - MaCi Care MaCi Care

21 tháng 11, 2022

0

HỌC LÀM CHA MẸ

Cách để hiểu về cảm xúc của trẻ em

  • Share on Facebook
  • Copy link
Cách để hiểu về cảm xúc của trẻ em

     Trí tuệ cảm xúc không phải là thứ cố định. Trẻ em có thể học cách xác định và nhận biết cảm xúc của chúng và chọn cách mà chúng muốn phản ứng trước một tình huống tích cực hoặc tiêu cực.

 

Xây dựng thói quen tốt

 

Giáo sư Steve Peters có viết trong The Silent Guides (2018) rằng: một số thói quen có thể giúp kiểm soát cảm xúc của trẻ, đó là:

 

  • Nói về cảm xúc của trẻ: Việc nói và thể hiện cảm xúc có thể giúp quản lý và mang lại những góc nhìn mới quan trọng về cảm xúc.

 

  • Tìm sự giúp đỡ: Biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ là điều tốt, đó không phải là sự yếu đuối hay kém cỏi. Dù việc tự lập là tốt nhưng nó có thể khiến trẻ bỏ lỡ cơ hội để học tập thêm những điều khác.

 

  • Ba bước để phát triển thói quen bao gồm:

 

Bước 1: Biết được thời điểm cần sự hỗ trợ

 

Bước 2: Biết mình cần được giúp gì

 

Bước 3: Biết ai sẽ có thể giúp mình

 

  • Thể hiện cách ứng xử tốt: Trò chuyện với trẻ những ví dụ về cách ứng xử tốt là một điều bổ ích. Thực ra, mỗi môi trường sẽ có mức độ kỳ vọng và kiểu văn hoá ứng xử khác nhau. Khi trẻ kỳ vọng những ứng xử tốt từ người khác, chúng cũng có thể quản lý cảm xúc cũng như hành vi của bản thân.

 

  • Thử những điều mới: Không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần, việc bước ra khỏi “vùng an toàn” của trẻ sẽ giúp chúng phát triển sự tự tin và kiểm soát tốt hơn cách suy nghĩ và hành động của mình.

 

  • Học cách chia sẻ: Điều này là một cách tốt để trẻ có thể nhận diện tình huống và rèn luyện kỹ năng hợp tác với người khác.

 

Vượt qua đấu tranh nội tâm

 

Sẽ rất hữu ích khi trẻ biết so sánh cảm giác phải đối mặt ở hiện tại với khi chúng cảm thấy nếu thử thay đổi suy nghĩ của mình. Hãy sử dựng ba bước trong bài tập “ bên trong và bên ngoài” để hiểu về cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận. Và chúng ta phải làm thế nào?

 

Buông bỏ “mặt nạ”

 

Trẻ em, cũng giống như người lớn, thường che giấu những điều chúng cảm thấy. Hãy dùng bài tập “ Mặt nạ cảm xúc” để trẻ biết được chúng đang che giấu cảm xúc như thế nào khi chúng không muốn đối mặt với một cảm giác nào đó. Cách đơn giản là nói về cảm xúc với trẻ, giúp trẻ xác định và gọi tên cảm xúc và hiểu rằng chúng có thể kiểm soát cách bản thân phản ứng với các tình huống. Không có cách cân bằng cảm xúc nào là nhất quán, hoàn hảo hay mang tính quy chuẩn. Cho nên một trạng thái tâm lý cố định sẽ không phù hợp với mọi cá nhân, mọi tình huống, hay nhiều thời điểm và địa điểm. Như Edgar Cabanas tìm ra trong cuốn “Manufacturing Happy Citizens” (2019), chúng ta cần thận trọng, không quá vội vàng khi cho rằng mọi người nên sống hạnh phúc hơn hoặc bình tĩnh hơn - mỗi người sẽ có tiêu chuẩn về 'một cuộc sống tốt đẹp' riêng.

 

Suy cho cùng, mỗi cảm xúc đều có ý nghĩa riêng. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát những hành vi xuất phát từ những cảm xúc đó và giữ cân bằng cho cuộc sống. Sau cơn mưa, trời sẽ lại sáng. Chưa kể, nếu như cảm xúc ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của ta, khiến chúng ta không thể tập trung làm việc hay xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh, thì đó là lúc ta cần tìm sự cân bằng và kiểm soát bản thân

 

Nếu những cảm xúc riêng lẻ (hoặc chỉ một số cảm xúc) đang chi phối cuộc sống của thân chủ , cản trở họ có một cuộc sống viên mãn hoặc khiến họ gặp rắc rối, hãy thử một số gợi ý trong bài viết này. Giúp họ xác định và hiểu được cảm xúc cũng như kiểm soát được ý muốn hành động của bản thân.


Nguồn: Understanding Emotions: 15 Ways to Identify Your Feelings - Positive Psychology

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link
Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần