20 tháng 11, 2022
0

Trong vai trò là một nhà trị liệu, một trong những điều tôi gặp phải hàng ngày trong văn phòng là những ảnh hưởng của sự tủi nhục đối với những người đến gặp tôi. Khi trưởng thành, chúng ta tìm cách đối phó với sự tủi nhục mà có thể nó đang trói buộc mình, và nếu có điều kiện, chúng ta nên tìm gặp một chuyên gia để giúp tìm ra những lối suy nghĩ đã được định hình trong thời thơ ấu. Vì sự tủi nhục trong nội tâm có thể bắt đầu từ thời thơ ấu nên các bậc cha mẹ đang có con nhỏ sẽ có nhiều cơ hội hơn để tìm ra cách bảo vệ con cái tránh khỏi vòng xoáy của sự tủi nhục, điều mà có thể cuốn theo tất cả chúng ta.
Sự tủi nhục là gì?
Tủi nhục thường bị nhầm lẫn với cảm giác tội lỗi. Thậm chí đôi khi nó còn được dùng để thay thế cho nhau. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa hai điều này. Khi nói đến sự tủi nhục và cảm giác tội lỗi, cảm giác tội lỗi là cảm giác khi bạn làm điều gì đó sai hoặc bạn nghĩ rằng bạn đã làm điều gì đó sai. Còn cảm giác tủi nhục là khi bạn cảm thấy rằng toàn bộ con người bạn là một sự sai sót. Kết quả là bạn cảm thấy “tồi tệ” hoặc “không xứng đáng”. Ở trẻ nhỏ việc này có thể đi xa hơn là chúng có thể cảm thấy không được yêu thương khi văn hóa tủi nhục được nuôi dưỡng trong gia đình.
Làm cách nào để cha mẹ không làm tủi nhục con mình?
Ngăn ngừa văn hóa tủi nhục trong gia đình và con cái bạn là điều cần thiết. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể áp dụng kỷ luật hoặc dạy dỗ con cái mình. Chúng phải được dạy dỗ để phát triển nhận thức lành mạnh về đúng và sai. Nhưng chúng ta cần tránh việc làm cho con cái mình cảm thấy như thể chúng sai hoặc thiếu sót trong thâm tâm của chúng.
Vậy thì làm thế nào để chúng ta làm được điều này? Cách nhanh nhất để bàn đến những việc cần làm là suy xét những việc không nên làm. Một số câu nói phổ biến nhưng rất có hại mà cha mẹ hay sử dụng với con cái họ, tạo ra văn hóa tủi nhục. Đó là một số câu như ví dụ bên dưới:
• “Con là lý do khiến ________ tồi tệ như vậy.” (ví dụ: cuộc hôn nhân của bố mẹ, tài chính của bố mẹ, ngôi nhà của chúng ta, anh chị em của con, v.v.)
• “Cha mẹ dành rất nhiều _____________ cho con.” (ví dụ: thời gian, tiền bạc, năng lượng, v.v.)
• “Tại sao con không thể _______.” (ví dụ: Ghi nhớ những điều này, làm những điều đúng đắn, giống như anh chị em của con, hành động theo tuổi của con chứ? v.v.)
Nếu bạn thấy mình trong những nhận xét này, đừng tuyệt vọng mà hãy tự hỏi bản thân xem đây có phải là điều bạn muốn truyền đạt cho con mình hay không. Những gì con bạn nghe thấy ở những khoảnh khắc này nghĩa là nói chúng không tốt. Chúng là vấn đề và không có cách gì để thay đổi điều đó. Điều này sẽ sinh ra cảm giác thất bại, mất niềm tin, chính sự thiếu tin tưởng sẽ khiến đứa trẻ trở nên bế tắc và mối quan hệ giữa các bạn sẽ bị xói mòn.
Trong tình huống này các bậc cha mẹ đã tìm hết mọi cách mà không biết làm thế nào để con mình làm… điều gì đó! Nhưng có những cách khác để truyền cảm hứng cho hành động hơn là làm chúng thấy tủi nhục. Tủi nhục là cách nhanh nhất để đảm bảo rằng bạn sẽ không đạt được điều mình muốn trong các mối quan hệ và với con cái mình.
Quay ngược lại
Một số phương pháp có thể giúp bạn, nhưng tốt hơn nên xem xét sự trợ giúp của chuyên gia để ngăn ngừa những ảnh hưởng lâu dài.
Trong khi chờ đợi, thay vì khiến con bạn tủi nhục vì những hành vi của chúng, hãy nuôi dưỡng chúng với cảm giác thân thuộc. Hãy vun đắp mối quan hệ với con bạn, để chúng sống thuận hòa với bạn.
Điều này được xây dựng dựa trên những cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, dành thời gian quý giá để làm những việc quan trọng đối với con, lắng nghe mà không phán xét hay khuyên bảo, quan tâm đến cảm xúc và hỗ trợ ước mơ của chúng.
Ngoài ra, cần bắt đầu xem xét cách bạn nhìn nhận con cái của mình. Bạn có xem chúng như những người còn non trẻ đang cố gắng tìm ra vị trí thuộc về trong cuộc đời này không? Hay bạn xem chúng như kẻ thù đang khiến cuộc sống của bạn trở nên khốn khổ? Quan điểm đầu sẽ tạo ra lòng vị tha trong trái tim bạn. Cái còn lại sẽ khiến bạn có cảm giác sắp chiến đấu trước mỗi lần tương tác với con.
Giả sử bạn đang chật vật với việc muốn có một mối quan hệ tốt đẹp với con mình. Trong trường hợp đó, tôi khuyến khích bạn tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp từ một nhà trị liệu, họ có thể hướng dẫn bạn thực hiện các chiến lược nuôi dạy con hiệu quả và lành mạnh hơn và sự an lạc của con bạn.
Tủi nhục là một thứ độc hại, nó không nhất thiết phải có trong gia đình bạn.
Nguồn: How We Shame Our Children and How to Stop - Psychology Today
Bài viết cùng chủ đề
Lớp học liên quan
Khám phá các lớp học sắp diễn ra
Lớp học liên quan
Khám phá các lớp học sắp diễn ra
Thắc mắc
Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com
hoặc Tổng đài
Tâm sự & Chia sẻ
Gửi tin nhắn cho chúng tôi
qua Zalo
Tham vấn & Trị liệu
Nhận hỗ trợ tâm lý
từ các chuyên gia hàng đầu