` Làm sao để thể hiện cảm xúc “ghen” một cách lành mạnh - MaCi Care MaCi Care

17 tháng 1, 2023

0

TÂM LÝ CẶP ĐÔI

Làm sao để thể hiện cảm xúc “ghen” một cách lành mạnh

  • Share on Facebook
  • Copy link
Làm sao để thể hiện cảm xúc “ghen” một cách lành mạnh

     Ghen tuông là một cảm xúc bình thường của con người và hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua điều đó trong các mối quan hệ, đặc biệt là những mối quan hệ lãng mạn. Đôi khi nó có thể chỉ thoáng qua nhưng cũng có sẽ có lúc nó vô cùng mạnh mẽ và chúng ta sẽ cần thể hiện cho đối phương biết. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thực hiện điều đó một cách lành mạnh và hữu ích để cảm xúc và nỗi lo của chúng ta được lắng nghe nhưng đồng thời vẫn đảm bảo sự giao tiếp và tin tưởng còn nguyên vẹn. Hãy cùng tìm hiểu “ghen” là gì trong một mối quan hệ lãng mạn và cách bày tỏ những cảm xúc này với đối phương nhé!

 

Ghen tuông có phải là bình thường?

 

Trong các mối quan hệ, đây là cảm xúc vô cùng phổ biến, dù cho hành động của đối phương có thực sự đáng với cảm xúc ấy hay không, chẳng hạn như tán tỉnh người khác hay ngoại tình.
 

Một số giả thuyết giải thích ghen tuông dựa trên nền tảng của tiến hóa, rằng con người tiến hóa để bảo vệ đối phương của mình trong các mối quan hệ lãng mạn nhằm tránh khả năng ngoại tình xảy ra.
 

Những kiểu ghen tuông lành mạnh và những kiểu ghen tuông không lành mạnh


Hầu hết chúng ta xem ghen tuông như một cảm xúc tiêu cực. Chúng ta cho rằng người hay ghen là một người luôn lo lắng và bất an về mối quan hệ của họ. Hoặc xem người đó là chiếm hữu, hay tức giận, nghi ngờ mọi hành động của đối phương họ dù có chính đáng hay không.


Đúng là có những dạng ghen tuông không lành mạnh, đôi khi có thể biến thành bạo lực hoặc lạm dụng cảm xúc. Tuy nhiên, có những lúc ghen tuông sẽ là một cảm xúc lành mạnh trong một mối quan hệ.


Nhìn theo nhiều góc độ khác nhau thì một người hay ghen có thể cảm thấy vô cùng say mê trong mối quan hệ đó và họ muốn xây dựng một nền tảng tin tưởng vững chắc bằng cách thể hiện nhu cầu và ranh giới của mình.


Trên thực tế các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ghen tuông trong các mối quan hệ có sự tương quan với:

 

  • Gia tăng tình yêu với bạn đời
  • Cảm thấy mình “đang yêu” nhiều hơn
  • Mối quan hệ ổn định hơn
     

Nói cách khác, ghen tuông đôi khi có thể là một thành phần lành mạnh của các mối quan hệ. Nếu chúng ta bày tỏ và thể hiện nó một cách tích cực thì có thể sẽ giúp tăng niềm hạnh phúc chung và sự bền lâu của mối quan hệ lên.

 

Giải quyết câu chuyện “ngoại tình” trong một mối quan hệ

 

Cần lưu ý rằng nếu bạn tin đối phương đang ngoại tình, dù là quan hệ tình dục với ai đó sau lưng bạn, ngoại tình về mặt cảm xúc hay phá vỡ những quy tắc đã thỏa thuận ban đầu giữa hai người thì bạn đang phải đối mặt với cảm xúc “ghen” còn phức tạp hơn nhiều.

 

Nếu bạn có lý do để tin rằng đối phương đã phá vỡ một ranh giới nghiêm trọng thì việc cảm thấy buồn bã và tổn thương là bình thường. Và có thể bạn cũng sẽ cảm thấy ghen, tuy nhiên việc thể hiện nó sẽ không đơn giản và chúng ta sẽ phải học cách bày tỏ điều đó một cách lành mạnh.
 

Bạn cũng sẽ cần bày tỏ sự nghi ngờ của mình một cách rõ ràng và tôn trọng bản thân. Hãy nói với người bạn hoặc nhà trị liệu mà bạn tin tưởng. Bạn cũng có thể cân nhắc tham vấn cặp đôi để giải quyết hậu quả của ngoại tình ở đối phương.

 

5 cách lành mạnh để thể hiện sự ghen tuông

 

Nếu bạn đang trải qua cảm xúc này, không cần phải giữ trong lòng vì làm như vậy cũng cũng lành mạnh chút nào. Tuy nhiên phản ứng bùng nổ, gay gắt cũng không phải là một cách hay.

 

Cách lành mạnh nhất để thể hiện cảm xúc ghen tuông chính là trung thực, thẳng thắn và quả quyết nhưng cũng phải nhạy cảm với cảm xúc và ranh giới của đối phương.

 

Bắt đầu bằng cách tự xem xét lại bản thân

 

Một số người sẽ dễ ghen hơn so với những người khác, đặc biệt là những người có lòng tự trọng thấp, hay bất an và lo âu. Sự cô đơn và phong cách gắn bó không an toàn cũng có thể khiến bạn dễ ghen tuông hơn trong một mối quan hệ lãng mạn.

 

Hãy dành chút thời gian để xem lại phản ứng của bạn với các mối quan hệ, hành vi hoặc các hoạt động dễ gây ra cảm xúc ghen tuông khác của đối phương. Từ đó bạn sẽ hiểu hơn về những gì đang diễn ra và cảm giác ghen tuông ấy có ý nghĩa gì. Cân nhắc trao đổi điều này với nhà trị liệu hoặc một người bạn tốt của bạn.

 

Bình tĩnh trước khi bắt đầu bày tỏ mọi thứ

 

Bạn không nên bắt đầu cuộc trò chuyện với một cảm xúc dâng trào, dồn dập, ngay cả khi đó là cảm xúc thật của bạn. Nếu có thể hãy dành một chút thời gian để viết trước những điều bạn muốn nói, điều này có thể giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn. Luyện tập trước những điều bạn muốn nói một mình hoặc với một người bạn. Hít thở sâu và thiền trước nếu điều đó hiệu quả với bạn.
 

Trình bày nỗi lo chứ không phải buộc tội

 

Đối phương sẽ dễ trở nên phòng thủ hơn nếu bạn bắt đầu liệt kê tất cả những điều họ làm khiến bạn ghen tuông. Tập trung vào cảm xúc và nỗi lo của bạn thay vì đổ lỗi hay buộc tội.

 

Nên nói về cảm xúc của chính mình hơn là đổ lỗi cho đối phương. Ví dụ:

 

Hãy nói “Em cảm thấy ghen tuông khi nhìn anh làm điều abc, em muốn nói chuyện với anh về việc đó” thay vì nói là “Anh khiến em ghen tuông vô cùng khi làm điều abc.”

 

Hãy nói “Em đang trải qua cảm xúc ghen và em muốn nói với anh về chuyện đó” thay vì “Dạo gần đây anh cứ làm em ghen tuông hết lên!”

 

Kiên nhẫn và trắc ẩn

 

Ngay cả khi bạn thể hiện những cảm xúc này một cách nhạy cảm nhất có thể, nhớ rằng đối phương của bạn vẫn có thể có những cảm xúc mạnh mẽ. Dù gì bạn cũng đang nói với họ rằng việc họ làm hoặc mối quan hệ của cả hai đang khiến bạn thấy ghen mà. Việc họ có thể cảm thấy phòng thủ hoặc khó chịu cũng là điều dễ hiểu.

 

Sẽ có những cảm xúc khó khăn xuất hiện cho cả hai. Nếu bạn đã cởi mở và cho phép cảm xúc của chính mình được bộc lộ thì hãy làm điều tương tự cho đối phương nữa nhé. Hãy nhớ rằng họ có thể sẽ cần một khoảng thời gian để tiếp thu mọi thứ và phản ứng tức thời của họ có thể sẽ không được hợp lý hay trắc ẩn.

 

Chờ đợi

 

Bộc lộ cảm xúc của bạn cộng với phản ứng của đối phương, tất cả đôi khi sẽ mất nhiều buổi trò chuyện đấy. Chúng ta chỉ có thể mong rằng họ sẽ hiểu cảm xúc của bạn và bày tỏ cảm xúc của chính họ mà thôi.

 

Đối phương của bạn có thể sẽ sẵn sàng thay đổi một số hành vi khiến bạn cảm thấy ghen, nhưng giải pháp cũng có thể chỉ đơn giản là trấn an rằng bạn có thể tin tưởng họ sẽ luôn ghi nhớ ranh giới trong mối quan hệ của mình.


Trò chuyện cũng có thể là cơ hội để cả hai thông qua các quy tắc trong mối quan hệ từ đó hạn chế cảm giác ghen tuông. Ví dụ, ai cũng sẽ tán tỉnh một chút vào một thời điểm nào đó, nhưng mức độ hoặc hình thức tán tỉnh có thể chấp nhận được của từng người sẽ khác nhau. Một số người cảm thấy ổn khi đối phương nói về người yêu cũ của họ hoặc tiếp tục có mối quan hệ bạn bè với họ, nhưng có người thì không. Bạn và đối phương cần phải làm rõ về những tình huống này càng nhiều càng tốt.

 

Cân nhắc trị liệu cặp đôi

 

Đôi khi mọi chuyện sẽ không diễn ra tốt đẹp như bạn mong đợi. Cũng dễ hiểu thôi vì ghen là một cảm xúc rất mạnh mẽ và khó khăn. Tham gia trị liệu cặp đôi sẽ giúp cả hai vượt qua được những cảm xúc này.
 

Trị liệu cặp đôi có thể cho phép bạn bày tỏ cảm xúc của mình, học các kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột hiệu quả hơn, hiểu rõ hơn về những yếu tố gây căng thẳng trong mối quan hệ của bạn và học cách cải thiện lòng tin.

 

Nguồn: Healthy Ways to Express Jealousy in Relationships - Very Well Mind

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link
Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần