` Mạng xã hội ảnh hưởng đến bệnh trầm cảm thế nào? - MaCi Care MaCi Care

16 tháng 11, 2022

0

KIẾN THỨC HỮU ÍCH

Mạng xã hội ảnh hưởng đến bệnh trầm cảm thế nào?

  • Share on Facebook
  • Copy link
Mạng xã hội ảnh hưởng đến bệnh trầm cảm thế nào?

     Theo ước tính, có khoảng 4 tỷ người trên toàn thế giới sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram. Điều này đã thúc đẩy các chuyên gia sức khỏe tâm thần tiến hành nghiên cứu liệu sự phổ biến rộng rãi của mạng xã hội có đóng vai trò gì đối với bệnh trầm cảm hay không. Nghiên cứu cho thấy rằng những người hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội có xu hướng hạnh phúc hơn những người không giới hạn thời gian. Các nghiên cứu cũng chỉ ra mạng xã hội có thể khởi phát một loạt các cảm xúc tiêu cực ở người dùng, góp phần gây nên hoặc gia tăng các triệu chứng trầm cảm của họ.

 

Định nghĩa trầm cảm

 

Trầm cảm lâm sàng hoặc rối loạn trầm cảm là một rối loạn lo âu được biểu hiện qua cảm giác buồn bã và mất hứng thú với các hoạt động mà một cá nhân từng yêu thích. Trầm cảm có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng khiến những người mắc triệu chứng này gặp khó khăn trong việc  tập trung,  ngủ , ăn uống , đưa ra quyết định hoặc hoàn thành các công việc ngày thường của họ. Những người bị trầm cảm có nguy cơ nghĩ đến cái chết hoặc tự tử, cảm thấy vô dụng, lo âu hay có các triệu chứng về thể chất như mệt mỏi hoặc đau đầu. Tâm lý trị liệu và dược phẩm là một số phương pháp điều trị trầm cảm. Cần hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội và ưu tiên các kết nối trong thế giới thực sẽ có ích lợi hơn cho sức khỏe tâm thần.

 

Sự thật về mạng xã hội và bệnh trầm cảm

 

• Mạng xã hội chưa bao giờ phổ biến hơn lúc này, với hơn một nửa dân số thế giới hoạt động trên các phương tiện này, các tin tức được đăng không ngừng nghỉ,tuy nhiên,  phần lớn trong số đó là tiêu cực.

 

• Một nghiên cứu đăng trên Lancet vào năm 2018 cho thấy những người kiểm tra Facebook vào ban đêm có nhiều khả năng cảm thấy thất vọng và không hạnh phúc.

 

• Cũng vào năm 2018, một nghiên cứu khác cho thấy những người dành càng ít thời gian trên mạng xã hội thì càng ít có triệu chứng trầm cảm và cô đơn.

 

Năm 2015 một nghiên cứu khác nữa cho thấy những người sử dụng Facebook cảm thấy có sự ghen tị khi dùng mạng xã hội thì có nhiều nguy cơ phát triển  các triệu chứng trầm cảm.

 

Nguyên nhân hay mối tương quan?

 

Một số nghiên cứu liên quan đến mạng xã hội và sức khỏe tâm thần cho thấy có mối tương quan giữa các trang mạng xã hội và bệnh trầm cảm. Một số nghiên cứu sâu hơn phát hiện ra rằng mạng xã hội rất có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng trầm cảm. Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt,“No More FOMO: Limiting Social Media Decreases Loneliness and Depression” (Tạm dịch: “Không còn hội chứng sợ bị bỏ lỡ: Hạn chế sử dụng mạng xã hội làm giảm cô đơn và trầm cảm” đã được xuất bản trên Tạp chí Tâm lý học Xã hội và Lâm sàng vào năm 2018. Nghiên cứu cho thấy những người càng ít sử dụng mạng xã hội sẽ càng ít cảm thấy thất vọng và cô đơn.

 

Điều này chỉ ra một mối liên hệ giữa việc ít sử dụng mạng xã hội và sự ảnh hưởng đến sức khỏe cảm xúc. Theo các nhà nghiên cứu, báo cáo này đánh dấu đây là lần đầu tiên nghiên cứu khoa học hướng đến mối liên hệ nhân quả giữa các biến số này. “Trước đó, tất cả những gì chúng tôi có thể nói là mối liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và hệ quả của việc ít hạnh phúc”, đồng tác giả nghiên cứu Jordyn Young đã cho biết trong một bài phát biểu.

 

Để tìm ra mối liên hệ giữa mạng xã hội và bệnh trầm cảm, các nhà nghiên cứu đã chia 143 sinh viên thuộc Đại học Pennsylvania thành hai nhóm: một nhóm không bị hạn chế sử dụng mạng xã hội, trong khi nhóm thứ hai bị giới hạn quyền truy cập mạng xã hội thoả thuận chỉ sử dụng 30 phút trên Facebook, Instagram, và Snapchat trong thời gian khoảng ba tuần. Mỗi người tham gia nghiên cứu đều sử dụng iPhone để truy cập mạng xã hội và để đảm bảo việc tuân thủ quy tắc, các nhà nghiên cứu theo dõi dữ liệu trên điện thoại của họ. Nhóm bị hạn chế truy cập mạng xã hội kết quả báo cáo cho thấy mức độ trầm cảm và cô đơn thấp hơn so với lúc bắt đầu nghiên cứu. Cả hai nhóm đều cho kết quả có sự giảm lo âu và hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO), rõ ràng là do việc tham gia nghiên cứu nên ngay cả nhóm có quyền truy cập không hạn chế vào mạng xã hội cũng nhận thức rõ hơn về lượng thời gian họ dành cho nó.

 

Ít sử dụng mạng xã hội hơn, ít hội chứng sợ bị bỏ lỡ hơn

 

Chưa chắc chắn vì sao những người tham gia chỉ dành 30 phút mỗi ngày trên mạng xã hội lại ít bị trầm cảm hơn, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng những người trẻ này bị tổn thương từ việc xem các nội dung, chẳng hạn như kỳ nghỉ ở bãi biển của một người bạn, thư báo tốt nghiệp hoặc gia đình hạnh phúc, việc này sẽ  khiến họ cảm thấy tiêu cực về bản thân mình..

 

Chụp những bức ảnh hoặc bài đăng của những người có cuộc sống dường như "hoàn hảo" có thể khiến người dùng mạng xã hội cảm thấy dường như họ không được như vậy. Năm 2015 một nghiên cứu của Đại học Missouri cho thấy người dùng Facebook thường xuyên có nhiều khả năng mắc bệnh trầm cảm nếu họ cảm thấy ghen tị trên trang mạng xã hội này.

 

Mạng xã hội cũng có thể đưa ra cho người dùng một trường hợp FOMO (Hội chứng sợ bị bỏ lỡ), chẳng hạn như nếu họ được mời đi nghỉ ở bãi biển của bạn mình nhưng không thể đi vì lý do nào đó. Hoặc nếu người bạn đó hoàn toàn không hỏi họ về chuyến đi, họ có thể cảm thấy bị tổn thương và bỏ mặc khi thấy những người khác lại được mời. Nó khiến họ đặt câu hỏi về tình bạn hay giá trị bản thân của mình.

 

Người dùng mạng xã hội truy cập trang mạng của người yêu cũ và xem ảnh của người bạn đời cũ của mình đang chiêu đãi và ăn tối với mối tình mới cũng có thể trải qua hội chứng FOMO. Họ tự hỏi vì sao người yêu cũ không bao giờ đưa họ đến những nhà hàng sang trọng như vậy hay tặng quà chọ họ.

 

Sau cùng, một người nếu hạn chế thời gian của mình trên mạng xã hội thì đồng nghĩa với việc họ dành ít thời gian hơn để so sánh bản thân với người khác. Điều này cũng hạn chế việc nghĩ xấu về bản thân và khả năng gây ra các triệu chứng trầm cảm.

 

Tại sao người trẻ đang gặp nguy hiểm

 

Trước khi có mạng xã hội và internet, phần lớn trẻ em chỉ phải lo lắng về việc bị bắt nạt ở môi trường học đường. Nhưng mạng xã hội cho những kẻ bắt nạt một cách thức mới để hành hạ nạn nhân của chúng.

 

Chỉ với một cú nhấp chuột, những kẻ bắt nạt có thể lan truyền các video với mục tiêu chế giễu, đánh đập hoặc làm nhục nạn nhân. Mọi người có thể truy cập trang mạng xã hội, để lại các bình luận, nhận xét tiêu cực hoặc lan truyền thông tin sai lệch. Trong một số trường hợp, những nạn nhân bị bắt nạt đã tự sát.

 

Mặc dù nhiều trường học đã có những chính sách và quy tắc chống hành vi bắt nạt trực tuyến của học sinh , nhưng vẫn còn nhiều khó khăn cho các nhà giáo dục và phụ huynh trong việc giám sát hành vi ngược đãi trên mạng xã hội.

 

Tồi tệ hơn nữa là nạn nhân của những kẻ bắt nạt thường lo sợ rằng hành vi bắt nạt sẽ gia tăng nếu chúng thông báo với cha mẹ, giáo viên hoặc quản trị viên về việc họ bị ngược đãi. Điều này khiến đứa trẻ cảm thấy bị cô lập hơn và không có sự hỗ trợ tinh thần mà chúng cần nhằm đối phó với một tình huống độc hại và có nguy cơ gia tăng.

 

Tin tức xấu và 'Doomscrolling'

 

1/5 người Mỹ hiện nhận được tin tức từ các mạng xã hội, một tỷ lệ lớn hơn so với những người tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông, in ấn truyền thống.

 

Đối với những người sử dụng mạng xã hội quá nhiều, đăng nhập nhiều giờ cùng một lúc hoặc nhiều lần trong ngày, điều này có nghĩa là họ thường xuyên tiếp xúc với tin tức, bao gồm cả tin xấu. Các tiêu đề liên quan đến thiên tai, tấn công khủng bố, xung đột chính trị và cái chết của người nổi tiếng thường nằm trên trang đầu, nổi bật trên mạng xã hội.

 

Trước khi mạng xã hội và internet nói chung ra đời, khả năng tiếp xúc với tin tức xấu của mọi người bị hạn chế. Công chúng tiếp nhận thông tin từ các chương trình phát sóng vào những thời điểm nhất định trong ngày hoặc từ báo chí.

 

Thói quen đăng tải tin tức xấu trên các mạng xã hội hoặc trực tuyến được gọi là “Doomscrolling” và nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của một người, dẫn đến sự phát triển hoặc gia tăng các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm.

 

Một nghiên cứu trên Lancet Psychiatry vào năm 2018 khảo sát trên 91.005 người cho thấy những người đăng nhập Facebook trước khi đi ngủ có nguy cơ mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng hơn 6% và đánh giá mức độ hạnh phúc của họ thấp hơn 9% so với những người có chế độ duy trì giấc ngủ tốt hơn.

 

Nhà tâm lý học Amelia Aldao nói với NPR rằng doomscrolling giam cầm người sử dụng vào một “vòng luẩn quẩn của sự tiêu cực”. Chu kỳ tiếp tục bởi vì “tâm trí của chúng ta luôn sẵn sàng để tìm kiếm các mối đe dọa,” cô nói. “Chúng ta càng dành nhiều thời gian để lướt mạng xã hội, càng dễ tìm thấy những mối nguy hiểm đó hơn, và càng bị các thông tin đó lôi cuốn, dẫn đến chúng ta càng lo lắng hơn.” Chẳng bao lâu sau, thế giới dường như trở thành một nơi hoàn toàn u ám, khiến những người doomscrollers ngày càng cảm thấy tuyệt vọng.

 

Sử dụng mạng xã hội một cách an toàn

 

Sử dụng mạng xã hội sẽ đi kèm với những rủi ro về sức khỏe tâm thần, nhưng điều đó không có nghĩa là nên tránh hoàn toàn. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các trang mạng này ở mức độ vừa phải. Cài đặt hẹn giờ khi bạn đang sử dụng mạng xã hội hay cài đặt một ứng dụng hẹn giờ trên điện thoại hoặc máy tính để theo dõi khoảng thời gian bạn đã dành trên một trang web mạng.

 

Nếu không có máy hẹn giờ hay các ứng dụng này, bạn dễ dàng dành hàng giờ trên mạng xã hội trước khi biết điều đó. Để hạn chế thời gian trên mạng xã hội, bạn cũng có thể lập kế hoạch cho các hoạt động trong thế giới thực, nó giúp bạn tập trung vào hoàn cảnh và môi trường xung quanh ngay tức thì. Đọc sách, xem phim, đi dạo, chơi trò chơi, nướng bánh hay trò chuyện qua điện thoại với bạn bè. Hãy dành thời gian để tận hưởng cuộc sống ở đời thực.


Nguồn: How Does Social Media Play a Role in Depression? - Very Well Mind

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link

Lớp học liên quan

Khám phá các lớp học sắp diễn ra

Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần