` Phải làm sao nếu bạn là người dễ nổi nóng? - MaCi Care MaCi Care

17 tháng 1, 2023

0

KIẾN THỨC HỮU ÍCH

Phải làm sao nếu bạn là người dễ nổi nóng?

  • Share on Facebook
  • Copy link
Phải làm sao nếu bạn là người dễ nổi nóng?

     Giận dữ là loại cảm xúc mà gần như tất cả chúng ta sẽ đều trải qua một lần trong đời. Đây là loại cảm xúc quan trọng vì nó giúp bảo vệ chúng ta trước những mối đe dọa có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bản thân có dấu hiệu nổi cơn thịnh nộ thường xuyên thì có lẽ bạn là một người dễ nổi nóng. Có thể bạn bực tức khi người phục vụ mang sai món, hay chiếc xe chạy trước bạn di chuyển quá chậm, hoặc khi đội bóng ưa thích của bạn lỡ mất cơ hội ăn điểm. Dù là gì thì chúng cũng nói lên một biểu hiện khác biệt và nghiêm trọng hơn chỉ là tức giận. Dễ giận là đặc điểm không phải ai cũng có. Ngoài việc khiến những người xung quanh thường xuyên trở nên thận trọng để tránh làm bạn nổi nóng thì dễ nổi nóng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

 

Nếu bạn cảm thấy không chắc liệu những cảm xúc của mình có được xem là dễ nổi nóng không thì bài viết sau sẽ chỉ ra những đặc điểm phổ biến nhất và cung cấp cho bạn những cách thức đối phó lành mạnh.

 

Dấu hiệu bạn là người dễ nổi nóng

 

Có rất nhiều cách thể hiện cơn giận lành mạnh chẳng hạn như hét, bóp chặt một đồ vật gần đó hay thậm chí là khóc. Tuy nhiên khi nói đến sự dễ nổi nóng, cơn giận thường được bộc lộ một cách thô sơ nhất theo những cách sau:

 

  • Dễ cảm thấy khó chịu
  • Cảm thấy hụt hơi khi giận dữ
  • Tầm nhìn bị mờ đi khi buồn bực
  • Trải qua cảm giác tăng huyết áp khi xung đột bùng nổ
  • Nhịp tim đập loạn khi đối diện với nguồn cơn gây ra sự bực tức


Thường sẽ có rất ít hoặc gần như không có biểu hiện nào báo trước rằng họ sẽ giận dữ vì nó là sự bùng nổ cảm xúc. Đôi khi điều đó có thể khiến họ cảm thấy xấu hổ trước cơn giận của mình.


Dễ nổi nóng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta ra sao?

 

Nếu bạn là người dễ nổi nóng, bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề về giao tiếp, thể chất thậm chí là tâm lý. Chúng được thể hiện qua nhiều cách sau:

 

  • Vấn đề về xã hội và các mối quan hệ: Nếu bạn dễ nổi nóng, thì mọi thứ từ việc bị chen hàng khi mua cà phê tới việc cấp dưới nộp bài trễ hạn đều có thể khiến cho bạn phát điên lên, mặc dù chúng đều là những lý do dễ hiểu. Và việc mọi người tránh xa và cảnh báo nhau không nên giao tiếp quá cởi mở với bạn để phòng ngừa cơn giận ập lên họ cũng là điều dễ hiểu không kém.

 

  • Thể hiện cơn giận ấy ở những nơi công cộng và bạn có thể sẽ bị cấm không được quay lại đó nữa: Thêm một dấu hiệu cho thấy cơn giận của bạn trở thành vấn đề chính là khi mọi người trở nên thận trọng khi ở gần bạn. Nếu sau mỗi lần bạn bùng nổ bạo lực và bạn bè, đồng nghiệp bắt đầu cẩn thận và lo lắng khi giao tiếp hay tương tác với bạn thì đó là bởi vì họ sợ sẽ khiến bạn nổi nóng. Vì mọi người trở nên cảnh giác trước tính khí nóng nảy của bạn, bạn có thể sẽ không được nhìn thấy họ thật sự thoải mái và chân thành bên bạn nữa.

 

  • Vấn đề về sức khỏe thể chất: Thở mạnh, da đỏ bừng, mạch đập nhanh là một vài biểu hiện của giận dữ mà chúng ta có thể thấy được. Tuy nhiên bên cạnh những biểu hiện bên ngoài đó thì bạn còn có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác.

 

  • Tăng huyết áp: Nếu thường cảm thấy giận dữ, cơ thể bạn sẽ dần rơi vào trạng thái luôn cao huyết áp. Sự giận dữ gây tăng huyết áp đến mức cản trở nhiệm vụ làm giảm huyết áp khi ngủ của chúng ta. Hơn nữa, không chỉ huyết áp của bạn có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu bạn thường xuyên tức giận. Vì tức giận có thể làm tăng mức sản xuất catecholamine và corticosteroid, ảnh hưởng đến phản ứng căng thẳng của cơ thể, gây rối loạn nhịp tim và các vấn đề về mạch máu. Những tác động này là nguyên nhân phổ biến liên kết giữa tức giận và bệnh tim mạch vành.

 

  • Sự tức giận có thể dẫn đến những quyết định tồi tệ về sức khỏe: Giận dữ còn có thể ảnh hưởng lên lối sống của bạn. Nếu nó chiếm phần lớn cuộc sống của bạn thì sẽ kéo theo những nét tính cách tiêu cực khác. Để bình tĩnh sau một cơn bùng nổ hoặc cảm thấy tội lỗi vì một lần nữa lại phát hỏa, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng giận dữ có thể củng cố lối sống thiếu lành mạnh như hút thuốc, tiêu thụ quá mức caffeine, ăn thực phẩm chứa nhiều calo và uống quá nhiều rượu bia.

 

  • Tức giận có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng Cuồng ăn (Bulimia): Tức giận cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng Cuồng ăn. Những hình mẫu không lành mạnh, hình ảnh cơ thể bị bóp méo và các thành viên trong gia đình có mắc chứng này đều là những nguyên nhân được biết đến của chứng Cuồng ăn. Tuy nhiên, khả năng mắc rối loạn ăn uống này sẽ nhiều hơn nếu chúng ta thường xuyên thể hiện sự tức giận. Cảm giác tiêu cực mà cơn giận mang lại có thể được tìm thấy thông qua việc cuồng ăn rồi ói ngay sau đó. Điều này càng dễ xảy ra với những người có nhiều nét bốc đồng.

 

  • Tai nạn giao thông thường có liên quan đến sự tức giận: Việc trở nên tức giận khi nhìn thấy người khác lái xe ẩu hay quá chậm và làm ảnh hưởng đến bạn là rất bình thường. Tuy nhiên nếu chúng ta không thận trọng trước những cảm xúc đó thì có thể dẫn đến những kết quả vô cùng đau lòng. Nếu bạn thường xuyên nổi điên khi lái xe, các nghiên cứu đã chỉ ra điều đó có thể là nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông. Có thể là vì bạn quá để ý đến cảm xúc của mình, dẫn đến mất tập trung khi lái xe. Trong một vài trường hợp, cơn giận ấy có thể dẫn đến mất kiểm soát tay lái và gây ra tai nạn.

 

  • Vấn đề về tâm lý: Những biểu hiện thường thấy của trầm cảm bao gồm buồn bã, mệt mỏi và mất hứng thú vào những gì bản thân từng thích. Tuy nhiên, trầm cảm còn có thể bộc lộ thông qua những cơn bùng nổ và cảm giác giận dữ dai dẳng. Nét tức giận thường phổ biến ở những người đang vật lộn với rối loạn Trầm cảm chủ yếu.

 

  • Giận dữ có thể dẫn đến lo âu: Nếu bạn có lo âu, bạn sẽ rất quen với những cơn đổ mồ hôi gây khó chịu, run rẩy, thở nhanh,...Tuy nhiên nếu đi kèm với nó là việc bạn liên tục nổi giận vì những chuyện từ nhỏ đến lớn thì có khả năng cơn giận và nỗi lo này có liên quan đến nhau. Nghiên cứu đã cho thấy thường xuyên giận dữ một cách dữ dội có thể liên quan đến những triệu chứng thể chất của lo âu.

 

Cách để đối phó với sự tức giận

 

Mặc dù sự tức giận có những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng lên sức khỏe thể chất, xã hội và tinh thần, nó là một phần không thể thiếu trong sức khỏe toàn diện của chúng ta. Giống như vui và buồn, giận dữ vì một lời thất hứa, một cơ hội đã lỡ hoặc những điều không may khác là một việc hoàn toàn lành mạnh và nên được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu sự tức giận thường xuyên được thể hiện, nó có thể gây hại vì nhiều lý do. Học cách đối phó với cảm xúc ấy là một việc quan trọng. Một số cách kiểm soát cơn giận của mình bao gồm:

 

  • Tập các bài luyện tập tích cực: Khi cảm thấy cơn giận của mình chuẩn bị xuất hiện, hãy cố gắng tập trung vào các phương pháp tích cực như hít thở sâu để bình tĩnh lại, đồng thời tự an ủi nhẹ nhàng cũng có thể góp phần kiềm chế cơn tức giận của bạn. Lặp lại bài tập này cho đến khi cơn giận của bạn dịu đi có thể giúp ngăn chặn cơn bùng phát cũng như những kết quả tiêu cực đi kèm với nó.

 

  • Tâm sự với những người thân yêu: Cũng giống như khi bạn mở lòng với những người thân yêu về lần chia tay của mình hoặc cảm thấy vui khi được thăng chức, thì gọi điện cho những người thân yêu khi bạn sắp mất kiểm soát cũng là một cách đối phó lành mạnh. Bạn bè và gia đình của bạn có thể trở thành nguồn hỗ trợ, giúp bạn bình tĩnh cho đến khi cơn bùng nổ qua đi.

 

  • Viết nhật ký tâm trạng: Một cách mà chúng tôi đề xuất để đối phó với cơn tức giận và nhận biết tần suất nó xuất hiện chính là viết nhật ký để theo dõi cảm xúc. Hãy lưu ý những tác nhân nào thúc đẩy bạn bộc phát cũng như những suy nghĩ lướt qua tâm trí bạn khi điều này xảy ra để hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình.

 

  • Gặp gỡ một nhà trị liệu: Nếu bạn cảm thấy cảm xúc của mình quá mạnh mẽ và dễ thay đổi để có thể tự kiềm chế thì việc tìm kiếm sự hướng dẫn chuyên nghiệp luôn là cách được hoan nghênh. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần được cấp phép sẽ giúp bạn nhận ra và kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực có thể thúc đẩy cơn tức giận bộc phát. Thông qua việc trị liệu bạn cũng có thể học cách phản ứng với các tác nhân gây giận dữ một cách lành mạnh hơn.

Nguồn: What to Do If You Have a Short Temper - Very Well Mind

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link

Lớp học liên quan

Khám phá các lớp học sắp diễn ra

Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần