` Mối liên hệ giữa mạng xã hội và sức khỏe tâm thần - MaCi Care MaCi Care

16 tháng 11, 2022

0

KIẾN THỨC HỮU ÍCH

Mối liên hệ giữa mạng xã hội và sức khỏe tâm thần

  • Share on Facebook
  • Copy link
Mối liên hệ giữa mạng xã hội và sức khỏe tâm thần

     Trong những năm gần đây, đã có sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng mạng xã hội. Theo trung tâm nghiên cứu Pew, 72% người sinh sống tại Mỹ đang sử dụng các mạng xã hội. Mọi người sử dụng các công cụ mạng xã hội để giữ liên lạc với gia đình và bạn bè, nhận tin tức hay chia sẻ quan điểm chính trị của họ. Điều này khiến một số nhà nghiên cứu băn khoăn về tác động lâu dài của việc sử dụng mạng xã hội. Bởi vì việc sử dụng mạng xã hội vẫn còn tương đối mới, cho nên chưa có nghiên cứu nào khảo sát trong thời gian dài nhằm ghi lại tác động của nó. Nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng mạng xã hội đã tác động đến sức khỏe tâm thần theo một số cách. Việc phụ thuộc và sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng khiến một số lượng lớn người Mỹ có nguy cơ rơi vào cảm giác lo âu, buồn phiền, cô đơn, ghen tị và thậm chí mắc bệnh do sử dụng mạng xã hội.

 

Tại sao mạng xã hội ngày càng phổ biến?

 

Ngoài việc thực tế mạng xã hội cho phép mọi người kết nối lại với gia đình và bạn bè ở xa hoặc đã mất liên lạc, nó đã trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng trong nạn đại dịch.

 

Mạng xã hội hỗ trợ kết nối

 

Mọi người đã sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin và kết nối với những người khác khi có lệnh giãn cách ở nhà mà khiến họ không thể gặp mặt trực tiếp. Nó đã trở thành một phương tiện hỗ trợ xã hội và liên lạc không thể thiếu cho con người..

 

Mạng xã hội làm cho mọi người cảm thấy tốt

 

Mạng xã hội đang có xu hướng gia tăng sử dụng. Mọi người nhanh chóng bị thu hút vào việc kiểm tra trạng thái của họ để xem bình luận và lượt thích cũng như xem các bài đăng của người khác.

 

Sử dụng mạng xã hội đôi khi kích hoạt trung tâm khen thưởng của não bộ bằng cách giải phóng dopamine, được xem như chất xúc tác tạo cảm giác dễ chịu. Sự giải phóng dopamine này cũng tác động trở lại khiến mọi người muốn lặp lại những trải nghiệm thú vị đó.

 

Mạng xã hội nâng cao lòng tự trọng

 

Mạng xã hội cũng có thể nâng cao lòng tự trọng, đặc biệt nếu một người nổi tiếng trên mạng hoặc nhận được một số lượt thích hay tương tác trên bài viết của họ. Và mạng xã hội cho phép một số người chia sẻ phần danh tính của bản thân, điều mà khó khăn hơn khi giao tiếp trực tiếp giữa người với người.

 

Mạng xã hội đặc biệt hữu ích đối với những người mắc chứng lo âu xã hội, những người gặp khó khăn trong việc tương tác trực tiếp với mọi người.

 

Mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào?

 

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mạng xã hội có một số mặt trái, đặc biệt là liên quan đến sức khỏe tâm thần.

 

Sử dụng mạng xã hội có thể tác động gây nên bệnh trầm cảm

 

Ngoài việc công nghệ được xem là kết nối mọi người lại gần nhau hơn, thì nó còn có tác động ngược lại, đặc biệt là khi việc bất đồng quan điểm bùng phát trên mạng. Mạng xã hội có liên quan đến chứng trầm cảm, lo lắng và cô đơn. Nó khiến mọi người cảm thấy bị cô lập và đơn độc.

 

Năm 2017 một nghiên cứu cho thấy những người trẻ sử dụng mạng xã hội hơn hai giờ mỗi ngày có nguy cơ phân hạng sức khỏe tâm thần của họ là khá hay kém so với những người không thường xuyên sử dụng mạng xã hội.

 

Một nghiên cứu quy mô lớn về thanh niên ở Hoa Kỳ cho thấy rằng những người sử dụng mạng xã hội không thường xuyên có nguy cơ mắc các triệu chứng trầm cảm thấp hơn 3 lần so với những người thường xuyên sử dụng.

 

Mạng xã hội có thể làm tổn thương lòng tự trọng của bạn

 

Mạng xã hội có thể  khiến bạn trải qua cảm giác thiếu thốn trong  cuộc sống và ngoại hình của mình. Ngay cả khi bạn biết những hình ảnh trên mạng đã được trau chuốt hoặc chỉ đại diện cho những khoảnh khắc nổi bật của người khác, chúng vẫn có thể gây ra cảm giác bất an, ghen tị và không hài lòng.

 

Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO)

 

Một hiện tượng sức khỏe tâm thần khác liên quan đến mạng xã hội được gọi là FOMO, hay còn gọi là "hội chứng sợ bị bỏ lỡ." Các trang mạng xã hội như Facebook và Instagram càng gây trầm trọng thêm nỗi sợ rằng bạn đang bỏ lỡ cái gì đó hoặc người khác đang có một cuộc sống tốt hơn bạn.

 

Trong những trường hợp cực đoan, FOMO khiến bạn bị lệ thuộc vào điện thoại của mình, nơi bạn liên tục kiểm tra sự cập nhật hoặc phản hồi mọi thông báo.

 

Mạng xã hội dẫn đến việc chỉ quan tâm đến mình

 

Chia sẻ những bức ảnh tự chụp liên tục cũng như những suy nghĩ thầm kín nhất của bạn trên mạng xã hội có thể tạo ra tâm lý không lành mạnh, bạn tập trung vào việc xây dựng hình ảnh trực tuyến của mình thay vì tạo những kỷ niệm với bạn bè và các thành viên trong gia đình ở cuộc sống thực.

 

Trên thực tế, những nỗ lực vất vả để tham gia vào việc quản lý lần hiển thị hoặc xác nhận bên ngoài có thể phải trả giá về mặt tâm lý, đặc biệt nếu sự chấp thuận bạn đang tìm kiếm không bao giờ nhận được. Cuối cùng, việc thiếu phản hồi tích cực trên mạng dẫn đến sự thiếu tự tin và căm thù bản thân.

 

Các vấn đề về kiểm soát xung động

 

Sử dụng mạng xã hội quá mức sẽ dẫn đến các vấn đề về kiểm soát xung động, đặc biệt nếu bạn truy cập mạng xã hội bằng điện thoại thông minh. Điều này có nghĩa là bạn có quyền truy cập suốt ngày đêm vào tài khoản của mình, nó không những giúp bạn luôn được kết nối dễ dàng nhưng còn ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn. Nó thậm chí làm xáo trộn giấc ngủ và gây tổn thương đến các mối quan hệ thực tế của bạn.

 

Mạng xã hội được sử dụng như một cơ chế đối phó không lành mạnh

 

Mạng xã hội có thể trở thành một biện pháp không lành mạnh để đối phó với những cảm giác hoặc cảm xúc không thoải mái. Ví dụ, nếu bạn sử dụng mạng xã hội khi đang thấy thất vọng, cô đơn hoặc buồn chán, khả năng bạn đang sử dụng nó như một cách để đánh lạc hướng bạn khỏi cảm giác khó chịu.

 

Sau cùng, mạng xã hội không phải là một biện pháp tối ưu để tự xoa dịu bản thân, nhất là việc xem mạng xã hội thường xuyên chỉ làm cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn thay vì tốt hơn.

 

Dấu hiệu mạng xã hội đang ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn

 

Bởi vì mọi người đều khác nhau, cho nên sẽ không có khoảng thời gian khuyến khích nhất định dành cho việc sử dụng mạng xã hội. Thay vào đó, bạn cần đánh giá việc sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của bạn, chẳng hạn cảm giác của bạn ra sao khi không sử dụng mạng xã hội cũng như cảm xúc của bạn sau khi sử dụng nó.

 

Năm 2018 một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania cho thấy rằng việc tự giám sát có thể thay đổi nhận thức của một người liên quan đến mạng xã hội. Theo trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ tâm lý Melissa G. Hunt, việc sử dụng mạng xã hội ít hơn bình thường sẽ giảm đáng kể cảm giác cô đơn và trầm cảm. Bằng cách sử dụng tính năng tự giám sát và thực hiện các điều chỉnh, mọi người có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe tổng thể của họ.

 

Mạng xã hội làm bạn mất tập trung

 

Nếu bạn thấy rằng việc sử dụng mạng xã hội đang ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn hoặc làm cho bạn mất tập trung vào công việc hay học tập, thì xem như nó không ổn. Ngoài ra, việc lướt mạng xã hội khiến bạn cảm thấy ghen tị, chán nản, lo lắng hoặc tức giận, thì bạn nên đánh giá lại việc sử dụng của mình. Bạn nên cai nghiện mạng xã hội và dành thời gian ở cuộc sống đời thực để bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình.

 

Bạn sử dụng mạng xã hội để tránh những cảm xúc tiêu cực

 

Mạng xã hội cũng là một vấn đề cần lưu tâm nếu bạn có xu hướng sử dụng nó để khoả lấp nỗi buồn chán hay để đối phó với sự cô đơn. Mặc dù những cảm giác này không thoải mái, nó là lẽ tự nhiên khi bạn muốn giảm bớt chúng, nhưng chuyển sang sử dụng mạng xã hội để giúp thoải mái hoặc làm mất tập trung thì không phải là một cách lành mạnh để đối phó với những cảm giác và cảm xúc tiêu cực.

 

Do đó, đã đến lúc bạn cần đánh giá lại thói quen sử dụng mạng xã hội của mình. Dưới đây là một số dấu hiệu bổ sung cho thấy mạng xã hội tác động tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe tinh thần của bạn:

 

• Các triệu chứng lo lắng, trầm cảm và cô đơn của bạn đang gia tăng.

• Bạn đang dành nhiều thời gian trên mạng xã hội hơn là với bạn bè và các thành viên trong gia đình ở thế giới thực.

• Bạn có xu hướng so sánh bản thân không được yêu thích như những người khác trên mạng xã hội hay bạn thấy đó là điều khiến bạn thường xuyên cảm thấy ghen tị với người khác.

• Bạn đang bị người khác trêu đùa hoặc bắt nạt trên mạng.

• Bạn đang tham gia vào các hành vi mạo hiểm hay chụp những bức ảnh kỳ quặc để đạt được lượt thích.

• Các nghĩa vụ công việc, cuộc sống gia đình hoặc việc học ở trường đang bị ảnh hưởng vì thời gian bạn dành cho mạng xã hội.

• Bạn có ít thời gian cho các hoạt động tự chăm sóc bản thân như chánh niệm, nhìn lại bản thân, tập thể dục và ngủ.

 

Kết luận

 

Nếu bạn đang dành lượng thời gian đáng kể trên mạng xã hội và bắt đầu nhận thấy cảm giác buồn bã, không hài lòng, thất vọng và cô đơn đang ảnh hưởng đến cuộc sống và các mối quan hệ của bản thân, thì đã đến lúc bạn cần đánh giá lại thói quen lên mạng xã hội của mình. Nếu bạn thấy rằng ngay cả sau khi điều chỉnh việc sử dụng mạng xã hội mà bạn vẫn gặp phải các triệu chứng trầm cảm hay lo lắng, thì tốt hơn bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được đánh giá sâu hơn. Với phương pháp điều trị thích hợp, bạn sẽ sớm cảm thấy tốt hơn.


Nguồn: The Link Between Social Media and Mental Health - Very Well Mind

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link

Lớp học liên quan

Khám phá các lớp học sắp diễn ra

Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần