` Niềm đam mê và tâm lý học tích cực - MaCi Care MaCi Care

21 tháng 11, 2022

1

KIẾN THỨC HỮU ÍCH

Niềm đam mê và tâm lý học tích cực

  • Share on Facebook
  • Copy link
Niềm đam mê và tâm lý học tích cực

     Tâm lý học tích cực quan tâm đến những điều làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa, và kể từ khi ra đời, các nhà tâm lý học tích cực đã cho ra ngày càng nhiều khái niệm liên quan đến nhóm này. Niềm đam mê là một trong những điều được khẳng định có thể đem lại cuộc sống ý nghĩa trong thời gian gần đây và mục đích của chúng tôi trong bài viết này là nói về nghiên cứu của nhà tâm lý học Robert Vallerand tại Đại học Quebec (Montreal) về niềm đam mê. Đầu tiên là một số điều cơ bản về khái niệm “niềm đam mê” trong những nghiên cứu liên quan gần đây. Cụm từ này xuất phát từ một động từ tiếng La-tinh là “Patoir”, có nghĩa là gánh vác và chịu đựng. Nguồn gốc này khá thú vị vì hiện nay chúng ta thường dùng thuật ngữ này để mô tả việc theo đuổi những gì chúng ta yêu thích – thực đúng như vậy- việc chủ động nỗ lực theo đuổi cái gì đó trái ngược hẳn với việc chịu đựng những điều khó khăn một cách bị động.

 

Thuật ngữ này được dùng để miêu tả sự đau khổ của Chúa Giê-su (trong bộ phim năm 2004 của Mel Gibson có tên “ Cuộc khổ nạn của Chúa”) và sự tử vì đạo của Cơ đốc nhân. Sau những cách dùng này, từ “đam mê” mang nghĩa chung hơn chỉ những cảm xúc rất mạnh mẽ, không chỉ là nỗi khổ mà còn là điều giúp duy trì khả năng chịu đựng của con người. Thậm chí hiện nay, một vài thống kê khiến tôi ngờ rằng mức độ đam mê của một người khi theo đuổi một mục tiêu được thể hiện bằng sự sẵn sàng hy sinh để đạt được điều đó. Một trong những câu văn đáng nhớ trong cuốn sách “ Bài giảng cuối cùng” mà Randy Pause nói với độc giả của mình đó là: “Những rào cản trong cuộc sống được đặt ra để đánh giá mức độ khao khát của chúng ta khi ta muốn một điều gì đó ”.

 

Trong lịch sử phương Tây, niềm đam mê được gắn liền với nguồn gốc của nó. Từ góc nhìn khách quan, điều này ngụ ý rằng, niềm đam mê là những điều phi lý.  Tôi sẽ quay trở lại vấn đề này sau. Gần đây hơn, trong ngành khoa học nghiên cứu về nguồn gốc của từ ngữ, đam mê được sử dụng hẹp hơn để mô tả ham muốn tình dục mạnh mẽ, cách sử dụng này vẫn khá phổ biến, mặc dù hiện nay chúng ta cũng đã dùng nó cho tất cả những loại cảm xúc mạnh mẽ khác như: tình yêu, niềm vui, sự tức giận hay cả sự hận thù.

 

Vallerand (2008) định nghĩa “niềm đam mê là khuynh hướng hành động mạnh mẽ với việc mà một người tự lựa chọn hoặc thậm chí là yêu thích”. Cần lưu ý rằng ông ấy giới hạn “đam mê” trong khuôn khổ các hoạt động mà mọi người cảm thấy thú vị và yêu thích. Đó cũng là lý do vì sao công trình của ông ấy thuộc trường phái tâm lý học tích cực. Tôi thì nghĩ cũng sẽ rất thú vị khi nghiên cứu về những niềm đam mê tiêu cực, những thứ được xuất phát từ sự tức giận hay hận thù, nhưng đó không phải là điều mà Vallerand muốn. Quan điểm của Vallerand chỉ ra rằng, niềm đam mê khiến chúng ta cảm thấy bản thân quan trọng, và điều này giúp phân biệt hướng nghiên cứu của ông ấy với những cuộc điều tra tương tự về các khái niệm khác như sự bền bỉ và kiên trì. Ví dụ như tôi thường cố gắng kiên trì hoàn thành đóng thuế thu nhập của mình vào mỗi tháng tư hằng năm, nhưng tôi sẽ không thể dùng từ “ đam mê” để mô tả việc này (trừ khi tôi thấy mình giống như một kẻ tử vì đạo cho IRS). Vallerand lấy các ví dụ về việc chơi đàn ghi-ta hay chơi bóng rổ. Có rất nhiều người chơi những môn thể thao này, nhưng chúng chỉ trở thành niềm đam mê khi ta bắt đầu cảm thấy mình là một nhạc công hay một cầu thủ. Niềm đam mê mà Vallerand định nghĩa có phải là một chủ đề trong tâm lý học tích cực? Chính xác là như vậy. Những hoạt động mà chúng ta đam mê khiến cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn, mà thông thường các nhà tâm lý học khác vẫn hay bỏ qua điều này. ( Có tài liệu tâm lý học mở rộng khái niệm “ sở thích” khiến tôi coi nó có mối liên hệ mật thiết với đam mê.)

 

Chúng ta có thể tìm thấy đam mê của mình ở đâu? Một số người thì say mê công việc của họ, những người khác thì đam mê những người thân yêu của họ. Theo tôi, những người này đều may mắn nhưng lại không điển hình. Freud đã nói một câu nổi tiếng là: “ công việc và tình yêu… tình yêu và công việc… đó là tất cả những gì chúng ta cần.” Tôi không đồng ý. Các hoạt động vui chơi, giải trí khác thì sao?

 

Nhiều người trong chúng ta tìm thấy niềm đam mê của mình ở trong các hoạt động giải trí. Bởi vì Robert  Vallerand là bạn tôi, nên tôi vô tình biết được anh ấy đam mê chơi ghi-ta và bóng rổ ( theo tôi biết thì chúng không đến cùng thời điểm). Còn tôi thì đam mê trò chơi ghép từ Scrabble, và cổ vũ cho đội bóng đá của Đại học Michigan. Một người không cần phải có kỹ năng giỏi trong một hoạt động để đam mê với nó. Tôi là một người chơi ghép từ Scrabble bình thường nhất, mặc dù bây giờ tôi chơi giỏi hơn nhân vật hư cấu Người Sói Wolverine chơi trong hội nghị thể thao vùng trung tây bắc Big Ten. Các hoạt động giải trí rất dễ trở thành đam mê bởi vì mọi người đều tự nguyện và có động cơ rõ ràng. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để miêu tả bạn là người thế thế nào từ những hoạt động bạn tự nguyện làm thay vì từ những việc mà bạn làm có chủ đích. Dù có chuyện gì xảy ra thì tôi tin rằng Robert Vallerand cũng đam mê nghiên cứu như một nhà tâm lý học thực thụ, bởi vì ông ấy đã biến công việc thành niềm đam mê của chính mình. Ông ấy luôn viết và nói về chúng với nhiệt huyết tràn đầy. Công việc ban đầu của ông ấy bắt nguồn từ các cuộc khảo sát. Ông ấy điều tra được rằng 85% người lớn được hỏi có thể dễ dàng chọn ra được Ít nhất một hoạt động mà họ đam mê. Như tôi đã dự đoán, hầu hết các hoạt động này là giải trí. Trung bình mọi người dành 8,5h một tuần cho việc theo đuổi điều mà họ đam mê nhất và họ cũng làm như vậy trong nhiều năm từ khi họ ở tuổi vị thành niên. (Điều này lý giải lý do Erikson cho rằng nhiệm vụ trọng tâm ở tuổi vị thành niên là xác định nhân dạng của bản thân họ). Sau đó ông ấy tạo ra thang điểm để đo lường sự đam mê, và điểm quan trọng của thang này  là nó phân biệt hai loại đam mê lành mạnh và không lành mạnh. Vallerand gọi đam mê lành mạnh là đam mê hài hòa  và đam mê không lành mạnh là đam mê ám ảnh. Tuy khác nhau nhưng chúng có thể xảy ra cùng lúc và đều góp phần tạo nên tính cách của mỗi người. Điều khác biệt là  đam mê hài hòa không có thêm trạng thái tâm lý  nào khác ngoài sự hứng thú. Ngược lại đam mê ám ảnh khiến chúng ta bị phụ thuộc vào nó.  Ví dụ về niềm đam mê chạy bộ của hai người khác khác nhau khi họ đang bị thương. Người có đam mê lành mạnh sẽ dành thời gian nghỉ ngơi và chữa bệnh. Con người có niềm đam mê ám ảnh sẽ tiếp tục chạy và khiến cho vết thương nặng nề hơn.
 

Liệu những nghiên cứu mới về niềm đam mê có trái ngược với những nhận định trong quá khứ rằng đam mê chính là sự sẵn sàng chịu đựng để theo đuổi một điều gì đó? Tôi không cho rằng điều này là đúng. Việc  ám ảnh sẽ cản trở chính niềm đam mê đó. Một  vận động viên chạy bộ bị chấn thương chân sẽ không thể tiếp tục chạy bộ được nhiều. Một người đam mê cờ bạc quá độ có thể sẽ tiêu hết tiền và chẳng thể tiếp tục chơi nữa.

 

Tóm lại đam mê làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn nhưng cần theo đuổi một cách bền bỉ. Những đam mê thực sự sẽ đòi hỏi sự hy sinh của chúng ta. Chúng ta sẽ cảm thấy có động lực khi sự hy sinh đó là tự nguyện như lúc đam mê mới bắt đầu. Niềm đam mê cũng có thể khiến người khác cảm thấy vô lý cho dù đó là đam mê lành mạnh hay không lành mạnh. Xét cho cùng niềm đam mê là lựa chọn riêng của mỗi người và điều quan trọng là liệu chúng có khiến cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn hay không.

 

Nguồn: Passion and Positive Psychology - Psychology Today

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link

Lớp học liên quan

Khám phá các lớp học sắp diễn ra

Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần