` Phải làm gì nếu bạn đang trải qua tình trạng kiệt sức? - MaCi Care MaCi Care

16 tháng 11, 2022

0

YÊU THƯƠNG TỰ THÂN

Phải làm gì nếu bạn đang trải qua tình trạng kiệt sức?

  • Share on Facebook
  • Copy link
Phải làm gì nếu bạn đang trải qua tình trạng kiệt sức?

     Có những lúc tất cả chúng ta tự nói với chính mình, "Tôi không thể làm được việc này nữa." Thông thường, đây là những lúc bạn cảm thấy kiệt sức, cạn kiệt, quá tải và không thể kiểm soát được các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống. Nói cách khác, nếu bạn đang nói với chính mình, "Tôi không thể làm được việc này nữa", có lẽ  bạn đang có dấu hiệu của tình trạng bị kiệt sức. Vượt quá giới hạn như thế này không hẳn thích thú gì, nhưng khi nhìn nhận đúng cách, nó được xem như lời cảnh tỉnh để bạn thực hiện một số thay đổi trong cuộc sống và tìm ra những giải pháp mới để kiểm soát căng thẳng của mình.

 

Chúng ta cùng tìm hiểu xem tình trạng kiệt sức là như thế nào, nguyên nhân là gì, cách đối phó và khi nào cần sự hỗ trợ về sức khỏe tâm thần.

 

Cảm thấy như thế nào khi “Tôi không thể làm được việc này nữa”?

 

Khi những từ "Tôi không thể làm được việc này nữa" xuất hiện trong đầu bạn, bạn sẽ cảm thấy không thể tiếp tục công việc hằng ngày được nữa, cả về mặt cảm xúc, tinh thần và thể chất.. Có thể bạn đang làm một công việc chịu áp lực cao và  trong một thời gian dù đã cố gắng vượt qua, nhưng sau đó cấp trên lại giao cho bạn một dự án dường như không thể quản lý được, và bạn trở nên quá sức chịu đựng. Có lẽ bạn là một bậc cha mẹ đang phải đối mặt với những đứa con cáu kỉnh, ốm yếu trong nhiều ngày. Hôm nay, bạn lại phát hiện lò sưởi cần phải thay và điều đó đã như giọt nước tràn ly. Tình trạng kiệt sức có thể xảy ra với bất kỳ ai vào bất cứ lúc nào nhưng thường trải qua nhất ở những người đang đi làm hoặc những người đang đảm nhiệm các vai trò chăm sóc (cha mẹ, những ai chăm sóc người thân lớn tuổi).

 

Nhìn chung kiệt sức không giống như cảm giác mệt mỏi hay quá tải. Thông thường, những người đang rơi vào kiệt sức tuy cố gắng hết sức để giữ bình tĩnh, nhưng hết thứ này đến thứ khác cứ chồng chất lên nhau khiến họ không đủ sức để tiếp tục.

 

Triệu chứng

 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng có ba dấu hiệu có thể xem là kiệt sức. Phân loại sự kiệt sức của WHO liên quan đến tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc, nhưng những dấu hiệu này có thể áp dụng trong những tình huống khác là nguyên nhân khiến bạn rơi vào cảm giác quá tải và thất bại.

 

Dấu hiệu của sự kiệt sức

 

Ba dấu hiệu chính sau đây được đánh giá là kiệt sức khi làm việc:

 

  1. Cạn kiệt năng lượng và kiệt sức
  2. Cảm xúc tiêu cực, nghi ngờ và mong muốn tách mình ra khỏi công việc
  3. Cảm thấy không thể tiếp tục làm việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả

 

Nếu bạn đang trải qua tình trạng kiệt sức bạn có thể thấy thiếu thông cảm với người khác và dường như “không quan tâm” đến bất kì điều nữa. Bạn cảm thấy như không có điều gì là thực sự quan trọng với bạn, và cho rằng bản thân không thể hoàn thành bất cứ việc gì.

 

Trạng thái kiệt sức và cảm giác như bạn “không thể làm được việc này nữa” cũng bộc lộ qua những biểu hiện về thể chất. Bạn bị đau đầu, đau dạ dày, đau nhức cơ, giấc ngủ  và chế độ ăn uống  thay đổi. Kiệt sức có khả năng gia tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích, và những người đang thấy kiệt sức có thể chuyển sang sử dụng ma túy và rượu để xoa dịu.

 

Kiệt sức đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần khác

 

Bạn có thể  rơi vào tình trạng kiệt sức cho dù bạn có đang đấu tranh với các vấn đề sức khỏe tâm thần khác hay không. Nhưng điều quan trọng là bạn cần phân biệt giữa cảm giác bị kiệt sức với những vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm nhằm được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Cả kiệt sức và trầm cảm đều có biểu hiện của cảm giác kiệt sức, trống rỗng, thờ ơ, buồn bã và cảm thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ. Mặc dù vậy trong khi kiệt sức có thể được điều trị bằng cách nghỉ làm vài ngày, chuyển đổi công việc hoặc thực hành tự chăm sóc bản thân, những giải pháp đó thì không đủ để điều trị trầm cảm. Nếu bạn đang có dấu hiệu kiệt sức, cùng với cảm giác tuyệt vọng, rất tự ti, có ý định tự tử, hay nếu bạn nghi ngờ mình đang chiến đấu với chứng trầm cảm, xin vui lòng liên hệ với chuyên gia sức khỏe tâm thần.

 

Xác định nguyên nhân

 

Kiệt sức thường liên quan đến công việc hoặc vai trò là người chăm sóc nhưng nó có thể xảy ra với bất kỳ ai đang gặp nhiều căng thẳng hoặc thấy mình đang trong tình trạng mất năng lượng nhanh chóng, đặc biệt nếu họ không nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Nhiều người hiện nay đang trải qua tình trạng kiệt sức trong bối cảnh  COVID-19. Tình trạng kiệt sức đang gia tăng và bạn sẽ  không đơn độc nếu đang trong tình cảnh nó.

 

Những đối tượng dễ bị kiệt sức nhất bao gồm y tá, bác sĩ, giáo viên và nhân viên công tác xã hội, nhưng bất kỳ ai làm công việc đầy trách nhiệm và áp lực đều có nguy cơ bị bị kiệt sức. Những cá nhân thuộc nhóm yếu thế và các nhà hoạt động đấu tranh công bằng xã hội cũng dễ bị kiệt sức.

 

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên kiệt sức bao gồm:

 

• Gánh hàng loạt trách nhiệm hoặc nhiệm vụ

• Thiếu sự hỗ trợ tại nơi làm việc hoặc trong vai trò chăm sóc

• Không cảm thấy được lắng nghe hoặc nghe thấy

• Gánh quá nhiều trách nhiệm cùng một lúc

• Không thực hành tự chăm sóc bản thân, hay không có khả năng làm như vậy

• Cảm thấy thiếu kiểm soát đối với các quyết định

 

Làm thế nào để đương đầu với những cảm xúc theo hướng này?

 

Nếu bạn đang trong tình trạng mà phải tự nói với chính mình, "Tôi không thể làm được việc này nữa", thì bạn cũng không nên cảm thấy mình kém đi hoặc không xứng đáng dưới bất kỳ hình thức nào. Thông thường, khi ai đó rơi vào tình trạng này là do có quá nhiều thứ chi phối họ. Thực sự thì  là, không nhiều người có khả năng đương đầu. Vì vậy, một trong những việc đầu tiên bạn có thể làm nếu thấy vượt quá sức chịu đựng là suy xét lại trách nhiệm cuộc sống của mình và xem liệu có bất cứ điều gì có thể thay đổi được không.

 

Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như:

 

• “Đây có phải là công việc phù hợp với tôi không? Có lẽ đã đến lúc tôi nên tìm một công việc mới? ”

• “Có việc gì làm mất công sức của tôi và có thể giao cho người khác không?”

• “Có ai mà tôi có thể nhờ giúp việc con cái / cha mẹ / những người mà tôi chịu trách nhiệm không?”

• “Tôi có đủ khả năng để thuê ai đó giúp tôi việc nhà trong khi tôi giải quyết công việc hoặc người tôi chịu trách nhiệm chăm sóc không? Có người nào trong gia đình tôi có thể đảm đương nhiều việc nhà hơn không? "

• “Có những cam kết nào trong cuộc sống mà tôi có thể loại bỏ hay hoãn lại lúc này khi tôi cố gắng đảm đương các trách nhiệm khác của mình không?”

 

Ngoài việc cố gắng thay đổi hoàn cảnh sống để dễ quản lý hơn, thì có một số kỹ thuật tự chăm sóc bản thân bạn có thể cân nhắc áp dụng giúp kiểm soát cảm xúc và năng lượng của mình để bạn không tiếp tục cảm thấy bị cản trở quá nhiều. .

 

Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) khuyến nghị:

 

• Chánh niệm và thiền định: Nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút trong ngày để thực hành liệu pháp  chánh niệm có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn

• Tập thể dục: Cả bài tập thể dục dành tim mạch và gia tăng sức đề kháng đều là những phương pháp hữu hiệu để kiểm soát tình trạng kiệt sức.

• Duy trì ranh giới mạnh mẽ: Luôn đặt ra cam kết không được “hoạt động”; ngưng làm việc vào buổi tối và cuối tuần

• Xây dựng vòng tròn xã hội hỗ trợ: Có đồng nghiệp để tâm sự hoặc những người khác trong sự kết nối của bạn, những người hiểu những gì bạn đang trải qua, đây cũng được xem là liệu pháp.

• Cân nhắc trị liệu hoặc tham vấn tâm lý: Nhiều nhà trị liệu chuyên điều trị về kiệt sức sẽ giúp bạn tìm ra cách vượt qua giai đoạn khó khăn này.

 

Kết luận

 

Đôi khi, chúng ta thường nhanh chóng gạt bỏ cảm giác “tôi không thể làm được việc này nữa”. và cố gắng khắc phục hoặc tự ép bản thân vượt qua. Nhưng kiệt sức là một tình trạng có thật, nếu không được giải quyết, nó có thể gây ra hậu quả ảnh hưởng đến cảm xúc, sức khỏe thể chất và tinh thần  của bạn.

 

Thật sự thì  tình trạng kiệt sức của bạn không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối mà là dấu hiệu của sức mạnh. Hơn hết, bạn xứng đáng sống  tự tin, tốt đẹp và bình an. Cố gắng đừng nản lòng. Bạn hãy bắt đầu chiến đấu với tình trạng kiệt sức bằng cách hành động ngay hôm nay  cho dù chỉ là một thay đổi nhỏ. Những thay đổi nhỏ cộng lại sẽ tác động lớn đến cảm xúc của bạn.

 

Nguồn: “I Can't Do This Anymore:” What to Do If You Are Experiencing Burnout - Very Well Mind

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link
Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần