` Thực hành tha thứ cho bản thân - MaCi Care MaCi Care

16 tháng 11, 2022

0

YÊU THƯƠNG TỰ THÂN

Thực hành tha thứ cho bản thân

  • Share on Facebook
  • Copy link
Thực hành tha thứ cho bản thân

     Tha thứ thường được định nghĩa là một quyết định có chủ ý để loại bỏ cảm giác tức giận, oán hận và thù hằn đối với người mà bạn cho rằng họ đã làm điều sai trái với bạn. Mặc dù vậy, trong khi bạn có thể dễ dàng chấp nhận tha thứ cho người khác, thì bạn lại cảm thấy khó khăn hơn trong việc tha thứ cho chính mình. Hầu như mọi người đều mắc sai lầm, nhưng học cách rút kinh nghiệm từ những sai lầm này, buông bỏ, bước tiếp và tha thứ cho bản thân thì khá quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và hạnh phúc chính mình.

 

Chúng ta cùng tìm hiểu lý do tại sao tự tha thứ có ích, đồng thời xem xét thêm một số phương pháp giúp bạn có thể tha thứ cho những sai lầm của bản thân dễ dàng hơn.

 

Làm thế nào để tha thứ cho chính mình?

 

Tự tha thứ cho bản thân không phải là để bản thân thoát khỏi mối quan hệ và cũng không phải là một biểu hiện của sự yếu đuối. Hành động tha thứ, cho dù bạn đang tha thứ cho chính mình hay người nào đó đã gây ra lỗi lầm với bạn, không có nghĩa là bạn đang tha thứ cho cách cư xử đó.

 

Tha thứ có nghĩa là bạn chấp nhận cách cư xử, chấp nhận những gì đã xảy ra, sẵn sàng bỏ qua và tiếp tục cuộc sống của mình mà không dằn vặt những việc đã qua nhưng không thể thay đổi. Để tự tha thứ cho bản thân, một cách tiếp cận trị liệu đưa ra bốn hành động hữu ích sau đây:

 

4 hành động của tự tha thứ cho bản thân (4R)

 

1. Nhận trách nhiệm (Responsibility)

2. Bày tỏ sự hối hận (Remorse)

3. Sửa lỗi và lấy lại niềm tin (Restoration)

4. Thay đổi (Renewal)

 

  • Nhận trách nhiệm: 

 

Tha thứ cho bản thân không chỉ đơn thuần là xếp lại quá khứ và bước tiếp. Đó là việc chấp nhận những gì đã xảy ra và thể hiện lòng trắc ẩn với bản thân. Đối mặt với những gì bạn đã làm hay những gì đã xảy ra là bước đầu tiên hướng đến tự tha thứ cho bản thân. Đây cũng là bước khó nhất. Nếu bạn đang bào chữa, giải thích hoặc biện minh cho hành động của mình để làm cho chúng có vẻ chấp nhận được, thì đã đến lúc bạn nên đối mặt và thừa nhận những gì mình đã làm.

 

Với việc chịu trách nhiệm và thừa nhận mình đã có những hành động làm tổn thương người khác, bạn có thể tránh được những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như hối hận và cảm thấy quá tội lỗi.

 

  • Bày tỏ sự hối hận

 

Kết quả của việc chịu trách nhiệm, bạn có thể trải qua một loạt các cảm xúc tiêu cực như cảm giác tội lỗi và xấu hổ. Khi bạn làm điều gì sai trái, việc bạn cảm thấy tội lỗi là hoàn toàn bình thường hoặc thậm chí là một phản ứng lành mạnh.Nhưng cảm giác tội lỗi và hối hận sẽ là động lực để bạn thay đổi hành vi tích cực.

 

Trong khi cảm giác tội lỗi cho thấy bạn là người tốt nhưng đã làm điều gì đó xấu, và sự xấu hổ khiến bạn thấy mình là một người xấu. Điều này dẫn đến cảm giác vô dụng, nếu không tìm cách giải quyết, có khả năng dẫn đến nghiện ngập, trầm cảm và hung hăng. Hãy hiểu rằng việc mắc sai lầm khiến bạn cảm thấy tội lỗi sẽ không biến bạn trở thành người xấu hay làm giảm giá trị nội tại của bạn.

 

  • Bù đắp thiệt hại và đặt lại niềm tin

 

Sửa lỗi là một phần quan trọng của tự tha thứ, ngay cả khi người cần tha thứ là chính bạn. Cũng giống như bạn không tha thứ cho người khác cho đến khi họ bù đắp cho bạn theo một cách nào đó, việc tự tha thứ cho bản thân sẽ dễ dàng hơn khi bạn nhận ra được điều đó. Một cách để vượt qua cảm giác tội lỗi là hành động để sửa chữa những sai lầm của bản thân. Xin lỗi nếu thấy cần thiết và tìm cách bù đắp cho những ai bạn đã gây tổn thương. 

 

Có vẻ như việc này chỉ mang lại lợi ích cho người mà bạn gây tổn hại, nhưng thật ra cũng có mặt nào đó tốt cho bạn. Sửa chữa sai lầm của bản thân nghĩa là bạn sẽ không phải tự hỏi liệu mình có thể làm được nhiều hơn hay không.

 

  • Tập trung vào sự thay đổi

 

Mọi người thường mắc sai lầm và có những điều họ cảm thấy hối tiếc hay tiếc nuối. Điều này sẽ rơi vào bẫy của sự dằn vặt, trách móc bản thân hay thậm chí là thương hại, nó có thể gây tổn thương và khó khăn trong việc duy trì lòng tự trọng và động lực của bạn.

 

Tha thứ cho bản thân thường yêu cầu bạn phải rút ra bài học và trưởng thành hơn. Để làm được điều này, bạn cần hiểu lý do tại sao bạn lại cư xử như vậy và vì sao bạn cảm thấy tội lỗi. Những hành động nào bạn cần thực hiện để ngăn chặn những hành vi tương tự sẽ tái diễn trong tương lai? Vâng, có thể bạn đã nhầm lẫn, nhưng đó là một bài học kinh nghiệm giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt hơn trong tương lai.

 

Hạn chế

 

Mặc dù tự tha thứ là một cách thực hành hữu hiệu, nhưng điều quan trọng cần nhận ra rằng cách này không dành cho những người hay tự trách móc bản thân một cách không đáng về điều gì đó mà họ không phải chịu trách nhiệm.

 

Chẳng hạn, những người bị lạm dụng, tổn thương hay mất mát, họ thấy xấu hổ và tội lỗi dù lỗi không do họ gây ra. Điều này rất đúng khi mọi người cho rằng đáng lẽ họ phải đoán được để tránh xảy ra hậu quả tiêu cực (một ví dụ về cái được gọi là nhận thức muộn màng).

 

Lợi ích

 

Nguyên tắc tiêu chuẩn trong tâm lý học cho rằng tha thứ là một điều tốt và nó mang lại một số lợi ích, cho dù bạn trải qua một sự cố nhỏ hay đã phải chịu đựng nhiều sự trách móc. Điều này bao gồm cả việc tha thứ cho người khác cũng như cho chính bạn.

 

Sức khỏe tâm thần

 

Buông bỏ và tha thứ cho bản thân giúp bạn gia tăng cảm giác khỏe mạnh và cải thiện hình ảnh về bản thân trong bạn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khi con người thực hành sự tự tha thứ sẽ giảm được mức độ trầm cảm và lo âu. Tương tự, lòng trắc ẩn có liên quan đến mức độ thành công, năng suất, sự tập trung và khả năng làm giàu cao hơn.

 

Sức khỏe thể chất

 

Hành động tha thứ cũng tác động tích cực đến sức khỏe thể chất của bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng sự tha thứ có thể cải thiện lượng cholesterol, giúp giảm đau trên cơ thể, giảm huyết áp và nguy cơ đau tim.

 

Các mối quan hệ

 

Có một thái độ từ bi và tha thứ đối với bản thân cũng góp phần quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ thành công. Khả năng tạo dựng các mối quan hệ tình cảm khăng khít với người khác là điều quan trọng, nhưng khả năng sửa đổi những mối quan hệ khi chúng trở nên khó khăn hay tổn hại cũng là một điều quan trọng.

 

Một nghiên cứu cho thấy cả hai bên đều có lợi khi " xúc phạm đối tác " thể hiện sự tự tha thứ cho bản thân. Cụ thể, cả hai bên có xu hướng cảm thấy hài lòng hơn trong mối quan hệ và ít suy nghĩ tiêu cực về nhau hơn nhờ sự tha thứ thực sự cho bản thân.

 

Những thách thức

 

Điều gì đã khiến việc tha thứ cho bản thân đôi khi trở nên khó khăn như vậy? Tại sao mọi người thường hay liên tục ngược đãi và trách móc bản thân về những sai lầm tương đối nhỏ? Thực hiện những hành động không phù hợp với giá trị hoặc niềm tin vào bản thân dẫn đến cảm giác tội lỗi và hối hận, hoặc tệ hơn là chán ghét chính mình.

 

 

Một số người có xu hướng tự nhiên là hay trăn trở, điều này khiến họ dễ dàng chìm trong cảm xúc tiêu cực. Thực tế là tự tha thứ liên quan đến việc thừa nhận hành vi sai trái và thừa nhận bản thân cần phải thay đổi làm quá trình này trở nên khó khăn hơn.

 

 

Cuối cùng, những người chưa sẵn sàng thay đổi thật khó để thực sự tha thứ cho chính mình. Thay vì bảo họ cần phải thay đổi, họ sẽ giả vờ tha thứ cho bản thân bằng cách biện minh hoặc xem nhẹ hành vi phạm lỗi của mình.  

 

 

Nhược điểm tiềm ẩn

 

Mặc dù tự tha thứ nhìn chung thường được xem là một hành động tích cực có thể giúp thay đổi cách nhìn về bản thân, nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng đôi khi nó cũng có tác động bất lợi. Vấn đề đáng chú ý ở chỗ đôi khi tự tha thứ làm giảm sự đồng cảm với những người bị tổn thương bởi hành động bạn gây ra.

 

Mặc dù tự tha thứ cho bản thân thường giúp giảm bớt cảm giác tội lỗi, nhưng đôi khi tập trung hướng vào bên trong này khiến bạn khó nhận biết người khác hơn. Để tránh điều này bạn nên hành động một cách có ý thức qua việc đồng cảm với những người đã bị ảnh hưởng bởi hành động của bạn.

 

 

Kết luận

 

Tha thứ cho những người đã làm tổn thương bạn là một thách thức, thì tha thứ cho chính mình cũng khó khăn như vậy. Điều quan trọng cần nhớ là học cách tha thứ cho bản thân không phải là một việc làm luôn đúng trong mọi tình huống.

 

 

Tự tha thứ không bao giờ là đơn giản hay dễ dàng, nhưng khi có lòng từ bi đối với bản thân cũng sẽ mang lại một số ích lợi cho sức khỏe. Ngoài việc giảm căng thẳng, trầm cảm và lo âu, tự tha thứ cho chính mình cũng có những tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và các mối quan hệ của bạn.


Nguồn: Taking the Steps to Forgive Yourself - Very Well Mind

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link
Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần