` Trầm cảm và tự tử - MaCi Care MaCi Care

21 tháng 11, 2022

0

KIẾN THỨC HỮU ÍCH

Trầm cảm và tự tử

  • Share on Facebook
  • Copy link
Trầm cảm và tự tử

     Tỷ lệ tự tử đã giảm trên toàn cầu nhưng vẫn đang tăng lên ở Hoa Kỳ từ đầu những năm 2000, và hiện duy trì ở mức 14,2 trường hợp tử vong trên 100.000 dân. Kể từ năm 1999, tỷ lệ tự tử trên đất nước này đã tăng 35%. Và kể từ năm 2006, tốc độ các ca tử vong do tự tử ngày càng gia tăng. Trung tâm thống kê y tế quốc gia Hoa Kỳ báo cáo rằng ở phụ nữ tự tử xảy ra nhiều nhất trong độ tuổi từ 45 đến 64, còn ở nam giới là trên 75 tuổi. Con số này ở nông thôn cao hơn đáng kể so với thành thị ở cả hai giới nam và nữ. Hầu hết các vụ tự tử đều có liên quan đến một dạng bệnh tâm thần, đặc biệt là trầm cảm, và trầm cảm nặng thì nguy cơ cao hơn. Nhưng không phải đa số người trầm cảm sẽ tự tử. Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 5% người trầm cảm có suy nghĩ và ý tưởng tự sát. Và chỉ một phần nhỏ trong số họ chủ động lên kế hoạch để kết thúc cuộc đời của mình

 

Trầm cảm gây ra suy nghĩ tự tử như thế nào? 

 

Nhiều người có suy nghĩ thoáng qua về việc tự tử vào những thời điểm khó khăn trong cuộc đời. Nhưng họ thường sẽ chống lại chúng bằng cách nghĩ về những thứ mình đang có hoặc những người mình yêu thương. Về bản chất, trầm cảm làm nhận thức bị trì trệ hơn. Nó thay đổi cách suy nghĩ và cảm nhận, khiến cho bệnh nhân không tìm được lối thoát cho tình trạng hiện tại của tâm trí họ hay nhìn thấy tương lai tốt đẹp hơn.

 

Những người bị trầm cảm không chỉ nghĩ về tình trạng hiện tại mà còn nghĩ về tất cả những khó khăn họ đã gặp, những mất mát, những mối quan hệ thất bại, những trải nghiệm không vui thời thơ ấu, và thậm chí còn bị đè nặng bởi tất cả những điều tiêu cực. Không chỉ thế, trầm cảm còn phóng đại nhận thức về những nỗi đau. Những người bị trầm cảm dễ cho rằng tự tử là cách duy nhất để thoát khỏi sự giày vò và nỗi đau tinh thần.

 

Mức độ tự tử ở người ở người trầm cảm?

 

Theo Bộ y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, 2% số người từng điều trị trầm cảm ngoại trú tự kết thúc cuộc sống của mình. Trong số những người đã từng nhập viện để điều trị chứng trầm cảm, tỷ lệ tử vong do tự tử cao gấp đôi (4%).

 

Trong số những người trầm cảm nhập viện vì có ý định tự tử hoặc đã cố gắng tự tử, 6% cuối cùng cũng tự kết thúc cuộc đời của mình. Khoảng 60% những người tự tử mắc chứng rối loạn khí sắc có khả năng điều trị được; những người trẻ tuổi tự tử thường có các rối loạn liên quan đến lạm dụng chất . Các sự kiện trong đời liên quan đến việc mất mát như một công việc, một mối quan hệ, sức khỏe, cũng góp một phần trong nguyên nhân.

 

Khi nào nỗi đau tinh thần trở nên không thể chịu đựng được?

 

Một số nhà quan sát cho rằng, ít khi một người tự tử vì họ muốn kết thúc cuộc đời của mình mà chủ yếu là muốn thoát khỏi những nỗi đau tinh thần bởi các suy nghĩ tiêu cực, nhớ về những thất bại, liên tục tự trách móc bản thân, và luôn thấy tương lai ảm đạm - những điều vốn là triệu chứng của trầm cảm.

 

Việc bị từ chối dưới bất kỳ hình thức nào như: chia tay người yêu, bạn bè rời xa, xã hội xa lánh là một trong những trải nghiệm khắc nghiệt nhất mà con người có thể chịu đựng, và có thể tạo ra nhiều cảm xúc đau đớn đến nỗi nó có thể gây ra việc những người trẻ tuổi có hành vi tự tử. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi cơ thể  bị tổn thương cũng kích hoạt cùng 1 vùng não như khi chúng ta bị từ chối. Nhưng không giống như nỗi đau thể xác, nỗi đau tinh thần có thể lặp lại liên tục trong não, mỗi khi chúng ta nhớ lại những trải nghiệm như vậy, chúng cũng làm ta đau đớn như khi mới trải qua.
 

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ tự tử ở người trầm cảm?

 

Tự tử cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình giống như trầm cảm. Những người trầm cảm có người thân qua đời vì tự tử có nguy cơ tự kết thúc cuộc đời của mình cao hơn. Những người bị PTSD cũng như trầm cảm có nhiều nguy cơ có ý định tự tử. Tiền sử bị sang chấn cũng làm tăng nguy cơ tự tử ở những người trầm cảm. Sử dụng chất gây nghiện cũng là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến việc tự tử và nếu nó đi kèm với chứng trầm cảm, nó sẽ làm tăng nguy cơ lấy đi sinh mạng của một người.     

 

Cô đơn là một yếu tố góp phần đáng kể vào chứng trầm cảm, và những người bị cô lập với xã hội có nguy cơ tự tử cao hơn những người khác. Vì bộ não không phân biệt giữa nỗi đau thể chất và tinh thần, nên những người bị bệnh mãn tính kèm trầm cảm hoặc bất kỳ bệnh lý mãn tính riêng biệt nào đều có nguy cơ tự tử cao hơn. Hầu hết những người tự tử thành công là nam giới, nhưng phụ nữ thực hiện hành vi tự tử cao gấp bốn lần nam giới.

 

Làm sao để nhận biết nguy cơ tự tử?

 

Dấu hiệu cảnh báo rõ nhất của tự tử là những lời nói về việc muốn chết. Và hỏi chuyện là cách tốt nhất để xác định một người có nguy cơ tự tử hay không. Mọi người thường nghĩ rằng việc hỏi trực tiếp ai đó xem họ có đang nghĩ đến việc tự tử hay không sẽ khiến họ nảy sinh ý tưởng này, nhưng thực tế là không phải vậy. Khi đó họ có thể được giải tỏa; vì họ luôn muốn bản thân tốt hơn nhưng không biết phải làm cách nào.

 

Những người đang ở trong hố sâu của sự tuyệt vọng thường để lộ nhiều dấu hiệu về nguy cơ tự tử trong cách họ nói chuyện. Họ sẽ nói về việc không có mục đích sống, cảm thấy bị bế tắc, cảm thấy mình là gánh nặng cho người khác, hoặc cảm thấy đau đớn không thể chịu đựng được. Có những hành vi cũng báo hiệu rủi ro như: cô lập bản thân, tìm kiếm cách tự tử trên mạng, gọi điện hay đến thăm mọi người để tạm biệt, hoặc cho đi tài sản của mình. Đôi khi tâm trạng một người được cải thiện một cách đột ngột cũng có thể báo hiệu hành vi tự tử.

 

Các thỏa thuận chống tự sát có hiệu quả không?

 

Sự cam kết chống tự tử vốn tồn tại từ lâu giữa chuyên gia trị liệu và bệnh nhân như một cách để ngăn ngừa tự tử. Thỏa thuận có thể bằng văn bản hoặc lời nói, nhưng dù là cách nào, bệnh nhân có thể đồng ý không tự làm hại bản thân, gọi cho chuyên gia trị liệu nếu họ có ý định kết thúc cuộc sống của mình, hoặc gọi cho một số điện thoại hỗ trợ khẩn cấp nào đó. Thỏa thuận chống tự tử không phải là một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý.

 

Tuy nhiên chúng phổ biến trong các nhóm kỹ thuật viên EMS (emergency medical service) và những người hỗ trợ tuyến đầu  khác, một công việc liên quan sâu sắc đến tự tử.  Và chúng ngày càng trở nên phổ biến trong các thành viên gia đình hoặc bạn bè của bất kỳ ai đã từng tự tử.


Các thỏa thuận chống tự sát có hiệu lực được viết, ký vào ngày cụ thể, với một bản sao được trao cho mỗi bên và được lưu giữ ở một nơi dễ thấy, cụ thể và giúp một ai đó.Nó không chỉ nêu rằng người đó sẽ không tự tử mà còn liệt kê các số để gọi khi người đó gặp nguy hiểm ngay lập tức như đường dây hỗ trợ bác sĩ trị liệu thành viên gia đình hoặc bạn bè.

 

Nguồn: Depression and Suicide - Psychology Today

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link

Lớp học liên quan

Khám phá các lớp học sắp diễn ra

Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần