` Vai trò quan trọng của cảm xúc tiêu cực - MaCi Care MaCi Care

21 tháng 11, 2022

0

KIẾN THỨC HỮU ÍCH

Vai trò quan trọng của cảm xúc tiêu cực

  • Share on Facebook
  • Copy link
Vai trò quan trọng của cảm xúc tiêu cực

     Mỗi cảm xúc của con người, dù dưới góc nhìn tâm lý hay các chuẩn mực xã hội, được phân loại là tiêu cực hay tích cực vẫn tuỳ thuộc vào từng bối cảnh. Trong khi tiến sĩ nổi tiếng Ekman, nhà tâm lý học và giáo sư danh dự người Mỹ tại đại học California , (1972), cho rằng “các biểu hiện trên khuôn mặt của chúng ta như hạnh phúc, tức giận, sợ hãi và thích thú được công nhận trên toàn thế giới nhưng ở mỗi nền văn hoá lại khác nhau đáng kể.” Ví dụ, nhiều người trong chúng ta coi sự tức giận là không phù hợp trong việc nuôi dạy con cái. Nhưng ở một bối cảnh khi tổ tiên sống săn bắt bầy đàn thì nó không chỉ phù hợp mà còn là điều có thể giúp họ sống sót. Thật vậy, dù cảm xúc được đánh giá là tích cực hay tiêu cực, chúng đều sẽ thúc đẩy hành động. Do đó, mỗi cảm xúc sau đây đều sẽ khiến cho cơ thể có những phản ứng khác nhau.

 

Cảm xúc tiêu cực bao gồm:

 

  • Giận dữ - bị xúc phạm, oán giận, cáu kỉnh và thù địch
  • Nỗi buồn - đau buồn, rầu rĩ, sầu muộn và tuyệt vọng 
  • Sợ hãi - lo lắng, hồi hộp và kinh sợ
  • Ghê tởm - khinh bỉ, xua đuổi, chê bai và coi thường

 

Cảm xúc tích cực bao gồm:

 

  • Tận hưởng - hạnh phúc, vui vẻ, thích thú, hưng phấn.
  • Tình yêu - tin tưởng, chấp nhận, ngưỡng mộ và tử tế.
  • Sự ngạc nhiên - hồi hộp,  bất ngờ và kinh ngạc.

 

Và nghiên cứu đã cho chúng ta biết điều gì về những cảm xúc tiêu cực ?

 

Những kỷ niệm liên quan đến hạnh phúc, tình yêu sự bình tĩnh, sự ngạc nhiên sẽ dễ được ghi nhớ hơn những cảm xúc tiêu cực, như buồn bã, sợ hãi, tức giận hay những cú sốc (Talarico, Berntsen, & Rubin, 2009). Có một số phản xạ của cơ thể và hành vi gắn liền rõ ràng với những cảm xúc tiêu cực. Sự chán ghét liên quan đến việc thu hẹp mắt và tầm nhìn, giảm thị lực và nhận ra những thứ gây hại (ví dụ như thức ăn ôi thiu). Mặt khác, sợ hãi dẫn đến việc mở to mắt, tăng khả năng phát hiện các kích thích thị giác, phát hiện và theo dõi các mối đe dọa (Lee, Mirza, Flanagan, & Anderson, 2014).

 

Một nghiên cứu gồm những người tham gia từ 46 quốc gia đã đưa ra kết luận rằng mặc dù bị ảnh hưởng bởi các giá trị văn hoá (chủ nghĩa cá nhân, sự sống còn, thể hiện bản thân),  việc trải nghiệm những cảm xúc tích cực là rất quan trọng để tăng sự hài lòng trong cuộc sống so với giảm cảm xúc tiêu cực (Kuppens, Realo, & Diener, 2008). Nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nhân thường đánh giá thấp cơ hội kinh doanh khi từng trải qua những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi (Grichnik, Smeja, & Welpe, 2010). Những học sinh thường có cảm xúc tiêu cực như buồn chán sẽ có kết quả học tập kém hơn (Wortha, Azevedo, Taub, & Narciss, 2019).


Rõ ràng là cảm xúc tiêu cực có vai trò thiết yếu trong quá trình tiến hóa của chúng ta và trong cả những điều kiện cụ thể của thế giới hiện đại. Ví dụ nỗi sợ hãi có thể ngăn chúng ta đi qua nơi nguy hiểm trên đường hoặc leo lên cao mà không có dây an toàn.

 

Tuy nhiên khi những cảm xúc như tức giận, buồn bã, sợ hãi xâm chiếm và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của chúng ta, thì có lẽ đã đến lúc chúng ta cần tìm sự giúp đỡ!

 

Nguồn: Understanding Emotions: 15 Ways to Identify Your Feelings - Positive Psychology

Chia sẻ bài viết

  • Share on Facebook
  • Copy link

Lớp học liên quan

Khám phá các lớp học sắp diễn ra

Thắc mắc

Vui lòng liên hệ maci.tamly@gmail.com

hoặc Tổng đài

024 8889 6868
Tâm sự & Chia sẻ

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

qua Zalo

0797 715 211
Tham vấn & Trị liệu

Nhận hỗ trợ tâm lý

từ các chuyên gia hàng đầu

Xem thêm

Đăng ký nhận thư điện tử

Những thông tin chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu ích sẽ được gửi đến quý khách hàng hằng tuần